CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN
2.4. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Cửa Lò, Nghệ An
2.4.2. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp
2.4.2.2. Thẩm định dự án đầu tư (kiểm tra hồ sơ khoản vay)
Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của DAĐT + Đánh giá tổng quan nhu cầu sản phẩm DAĐT
+ Đánh giá về cung sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DAĐT.
+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của DAĐT.
+ Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật + Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn (Tổng vốn đầu tư của dự án; XĐ nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án;
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án)
Tất cả những phân tích đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
+ Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư sẽ dùng để phục vụ cho việc tính toán: Chi phí đầu tư ban đầu (tổng vốn đầu tư), Chi phí vốn (lãi và phí vay cố định), Chi phí sửa chức tài sản cố định, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
+ Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
+ Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản suất trực tiếp.
+ Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu dộng tự có của chủ đầu tư dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
+ Các văn bản thuế hiện hành và các chế độ ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ trên, CBTĐ phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Thẩm định hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của DAĐT
Thiết lập các bảng tính
+ Bảng thông số đầu vào + Lập các bảng tính trung gian
Bảng tính sản lượng và doanh thu
Bảng tính chi phí nguyên vật liệu
Bảng tính chi phí hoạt động
Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng
Bảng kế hoạch khấu hao
Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
Bảng nhu cầu vốn lưu động
+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) + Bảng tính điểm hoà vốn
+ Bảng phân tích độ nhạy
Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án có hai nhóm chỉ tiêu cần phải đề cập, tính toán cụ thể
+ Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của dự án
Hiện giá ròng(NPV),
Suất sinh lời nội bộ (IRR),
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án
Nguồn trả nợ hàng năm,
Thời gian hoàn trả vốn vay,
Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR), ..
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án mà các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đầo tạo nhân lực, .. sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng phương án cụ thể.
Phân tích, thẩm định xem xét tính khả thi của DAĐT đòi hỏi CBTD phải có khả năng điều tra, tiếp cận dự án thật tốt, phải có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phải
có kỹ năng phân tích, thẩm định DAĐT thật tốt. Đây là công việc đặc biệt quan trọng, quyết định đến việc thu hồi vốn gốc và lãi vay của ngân hàng.
c) Lập tờ trình thẩm định
Sau khi kết thúc quá trình phân tích thẩm định, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định, tóm lược lại toàn bộ quá trình phân tích, thẩm định theo mẫu tờ trình thẩm định của NHCT VN trình TPTD xem xét, phê duyệt.
Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo tờ trình thẩm định gồm
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập – chi phí)
+ Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ (nguồn trả nợ của khách hàng thường huy động từ 3 nguồn chính: LNST để lại (tính bằng 50 – 70%), KHCB, các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.