Chất lượng dư nợ

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 65 - 92)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN

2.4. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Cửa Lò, Nghệ An

2.4.1.4. Chất lượng dư nợ

Bảng 2.8: Phân tích chất lượng dư nợ của Vietinbank Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006

So sánh 2008/2007 STT Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị % Giá trị % 1 Nợ trong hạn 63.480 99,84 189.000 100 285.544 99,2 125.520 198 96.544 51 2 Nợ quá hạn 103 0,16 0 0 2.456 0,85 -103 -100 2.456 4 Dư nợ cho vay 63.583 100 189.000 100 288.000 100 125.417 197 99.000 52

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò) Vietinbank Cửa Lò tiến hành cho vay đối với khách hàng phần lớn trên cơ sở đảm bảo tín dụng như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của dự án và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh trong dự án đầu tư và với cam kết là sử dụng vốn đúng mục đích, SXKD có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi, song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không trả được nợ.

Năm 2006, nợ quá hạn là 103 triệu đồng, trong đó tập trung chủ yếu ở nợ nhóm 3 là 55,5 triêu đồng(chiếm 50% tổng nợ quá hạn), nợ nhóm 4 là 22,76 triệu đồng (chiếm 24%), nợ nhóm 5 là 25 triệu đồng (chiếm 26%); đến 2007 chất lượng dư nợ được cải thiện, chi nhánh không có nợ quá hạn. Tuy nhiên, cuối năm 2007, đầu năm 2008 nền kinh tế biến động bất lợi nên sang năm 2008 chất lượng dư nợ giảm xuống, giá trị dư nợ lên tới 2.456 triệu đồng, trong đó tập trung chủ yếu là nợ nhóm 3 ( chiếm hơn 60% tổng dư nợ quá hạn). Nguyên nhân của sự giảm sút chất lượng dư nợ là do sự tác động xấu của nền kinh tế đã làm cho hoạt động sản xủa kinh doanh của không ít các doanh nghiệp trong thời gian này bị thất bại.

2.4.1.5. Thu hồi nợ, nợ XLRR, thu lãi treo

Những khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng là những khoản nợ đã xử lý hiện không còn tài sản đảm bảo, khách hàng gặp khó khăn về kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp thất bại, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, mất khả năng thanh toán do các nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan (các tác động xấu hiện nay của nền kinh tế) mà doanh nghiệp đã không dự báo được.

Trong giai đoạn 2006 -2008, ban lãnh đạo chi nhánh liên tục có những công tác chỉ đạo thu hồi nợ, đặc biệt là công tác thu hồi nợ trong năm 2008 diễn ra một cách cương quyết. Việc thu hồi nợ được thực hiện một cách sát sao, cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ tín dụng, theo đó cán bộ tín dụng nào cho vay để phat sinh nợ quá hạn thì phải tập trung thu nợ. Bên cạnh đó, chi nhánh bổ xung cán bộ cho Ban xử lý thu hồi nợ và duy trì, nâng ccao chất lượng hoạt động của Ban xử lý.

Thường xuyên đánh giá lại khách hàng để có những biện pháp xử lý thích hợp. Do đó, công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Thu nợ XLRR 180,7 triệu đồng, thu lãi treo 108 triệu đồng.

2.4.2. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp

Sơ đồ 2.2: Quy trình công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp

Quy trình thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp (phụ lục 1) cũng như quy trình các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thống nhất trong toàn hệ thống NHCTVN. Cho vay doanh nghiệp cũng như các hoạt động tín dụng và đầu tư khác đều nhằm mục tiêu cân

Phân tích, kiểm soát rủi

ro dự án CBTD tiếp hách hàng

Thẩm định Tài sản bảo đảm Thẩm định

khách hàng

Thẩm định tính khả thi của DADT

Lập Tờ trình thẩm định trình Trưởng phòng Tín dụng (GĐ chi nhánh)

CBTD Tiến hành thẩm định

Thẩm định năng lực pháp

lý của khách hàng

Thẩm định năng lực tài

chính của khách hàng

bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược phát triển củnhận Hồ sơ vay vốn của ka NHCTVN.

Sổ tay tín dụng là tài liệu quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống NHCTVN, đặc biệt là phục vụ đắc lực trong mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là trong công tác thẩm định cho vay.

Công tác thẩm định cho vay được quy định, hướng dẫn chặt chẽ, đầy đủ trong Sổ tay tín dụng. NHCTVN không ngừng đổi mới và hoàn thiện, nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, hướng tới phù hợp với phương pháp chấm điểm tín dụng theo chuẩn mực Quốc tế.

Công tác thẩm định cho vay với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được xây dựng một các chặt chẽ, khoa học đã giúp NHCTVN nói chung cũng như NHCT Cửa Lò nói riêng đánh giá đúng thực chất của khách hàng, thẩm định chính xác tính khả thi của DAĐT. Hệ thống chẩm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với NHCV trong việc trả lãi và nợ gốc khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHCV. Việc xác định và đánh giá thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính, phi tài chính của khách hàng tại thời điểm chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng sẽ giúp cho nhân viên cũng như ban lãnh đạo NHCV ra quyết định tín dụng: Xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng , xác định số tiền cho vay/bảo lãnh, thời hạn, lãi suất, phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng; giám giát khách hàng khi còn dư nợ, xếp hạng khách hàng giúp NHCV lường truớc được những dấu hiệu về chất lượng khoản vay, từ đó có biện pháp đối phó kịp thời.

Sau khi tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập Bộ hồ sơ vay vốn (gồm hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay) cùng với việc tiếp xúc thực tế, điều tra, thu thập thông tin về khách hàng và dự án đầu tư, CBTD tiến hành công tác thẩm định các điều kiện vay vốn

2.4.2.1. Phân tích, thẩm định khách hàng

a) Phân tích, thẩm định tư cách, năng lực pháp lý của khách hàng

Tìm hiểu chung về khách hàng: Lịch sử doanh nghiệp, những thay đổi về vốn góp, những thay đổi trong cơ chế quản lý, những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị, …..

Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý: Trụ sở doanh nghiệp? Doanh nghiệp là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không? Tư cách pháp lý của người đại diện khách hàng vay vốn giao dịch với ngân hàng như thế nào? Điều lệ, quy chế tổ chức, quy chế quản lý tài chớnh của khỏch hàng vay vốn cú thể hiện rừ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý tài chính? Giấy phép đầu tư, chứng nhận kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn vay?

b) Phân tích, thẩm định tình hình hoạt động sản suất kinh doanh khách hàng (xem xét khả năng tài chính của khách hàng)

Phân tích thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh: Các điều kiện về sản xuất, tinh trạng máy móc thiết bị? Kết quả sản xuất? Phương pháp sản xuất hiện tại?

Công suất hoạt động? Hiệu quả công việc? Chất lượng sản phẩm? Chi phí và những thay đổi về chi phí? …

Tình hình bán hàng: Những thay đổi về doanh thu? Phương pháp và tổ chưc bán hàng? Các khách hàng? Giá bán của sản phẩm? Quản lý chi phí? Phương thức thanh toán? Số kượng đơn đặt hàng? Quản lý hàng tồn kho? Tình hình suất khẩu?

Xem xét, phân tích, thẩm định, đánh giá tài chính của doanh nghiệp: Trong phần này CBTD tiến hành thu thập số liệu, đánh giá thẩm định các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích khái quát tình hình tài chính (Đánh giá tình hình chung, phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn, …) đồng thời tính toán 5 nhóm chỉ tiêu (Nhóm chỉ tiêu về tính lỏng, Nhóm chỉ tiêu về tính ổn định của khả năng tự tài trợ, Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng, Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, Nhóm chỉ tiêu định giá trên thị trường) để có những kết luận chính xác về tình hình tài chính của khách hàng.

Đánh giá

Công tác phân tích, thẩm định khách hàng tại chi nhánh được quy định rất toàn diện và cụ thể trong “Sổ tay tín dụng” của ngân hàng Công thương Việt Nam và được áp dụng chung cho toàn hệ thống.

Phân tích, thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý, SXKD, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp và tình hình hoạt động SXKD (xem xét khả năng tài chính) là những công việc đầu tiên trong quá trình thẩm định mà CBTD tại chi nhánh phải tiến hành phân tích, thẩm định.

Đây là công đoạn rất quan trọng để xem xét xem khách hàng vay vốn có đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng hay không? Trong công đoạn này CBTD phải tiến hành đi thực tế tới tận trụ sở mà doanh nghiệp xin vay vốn đóng để điều tra, thu thập, xác nhận lại những thông tin mà khách hàng đã cung cấp trong bộ hồ sơ vay vốn và tìm kiếm bổ xung thêm một số thông tin khác phục vụ cho công tác phân tích, thẩm định. Công đoạn này đòi hỏi CBTD phải có chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng phân tích tốt (đặc biệt là khả năng phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp) công tác thẩm định đưa ra những kết quả chính xác nhất, đánh giá đúng thực chất của khách hàng vay vốn.

Trong công đoạn này thì đa phần khách hàng đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, điều tra thực tế cũng có một số khách hàng không đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng và bị từ chối cho vay ngay từ đầu. Một số khách hàng gặp khó khăn về vấn đề tài chính nên khả năng hoàn trả gốc và lãi vay không được khả quan, làm cho rủi ro trong cho vay cao.

2.4.2.2. Thẩm định dự án đầu tư (kiểm tra hồ sơ khoản vay)

Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của DAĐT + Đánh giá tổng quan nhu cầu sản phẩm DAĐT

+ Đánh giá về cung sản phẩm

+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DAĐT.

+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của DAĐT.

+ Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật + Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn (Tổng vốn đầu tư của dự án; XĐ nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án;

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án)

Tất cả những phân tích đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

+ Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư sẽ dùng để phục vụ cho việc tính toán: Chi phí đầu tư ban đầu (tổng vốn đầu tư), Chi phí vốn (lãi và phí vay cố định), Chi phí sửa chức tài sản cố định, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

+ Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

+ Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản suất trực tiếp.

+ Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu dộng tự có của chủ đầu tư dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

+ Các văn bản thuế hiện hành và các chế độ ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với ngân sách.

Trên cơ sở những căn cứ trên, CBTĐ phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

Thẩm định hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của DAĐT

 Thiết lập các bảng tính

+ Bảng thông số đầu vào + Lập các bảng tính trung gian

Bảng tính sản lượng và doanh thu

Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

Bảng tính chi phí hoạt động

Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng

Bảng kế hoạch khấu hao

Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay

Bảng nhu cầu vốn lưu động

+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) + Bảng tính điểm hoà vốn

+ Bảng phân tích độ nhạy

 Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án có hai nhóm chỉ tiêu cần phải đề cập, tính toán cụ thể

+ Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của dự án

 Hiện giá ròng(NPV),

 Suất sinh lời nội bộ (IRR),

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án

 Nguồn trả nợ hàng năm,

 Thời gian hoàn trả vốn vay,

 Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR), ..

 Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án mà các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đầo tạo nhân lực, .. sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng phương án cụ thể.

Phân tích, thẩm định xem xét tính khả thi của DAĐT đòi hỏi CBTD phải có khả năng điều tra, tiếp cận dự án thật tốt, phải có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phải

có kỹ năng phân tích, thẩm định DAĐT thật tốt. Đây là công việc đặc biệt quan trọng, quyết định đến việc thu hồi vốn gốc và lãi vay của ngân hàng.

c) Lập tờ trình thẩm định

Sau khi kết thúc quá trình phân tích thẩm định, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định, tóm lược lại toàn bộ quá trình phân tích, thẩm định theo mẫu tờ trình thẩm định của NHCT VN trình TPTD xem xét, phê duyệt.

Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo tờ trình thẩm định gồm

+ Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập – chi phí)

+ Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ (nguồn trả nợ của khách hàng thường huy động từ 3 nguồn chính: LNST để lại (tính bằng 50 – 70%), KHCB, các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.

2.4.2.3. Thẩm định tài sản bảo đảm

+ Tính pháp lý của giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan đến TSBĐ

+ Nguồn gốc của TSBĐ, đặc điểm của TSBĐ

+ Quyền sở hữu tài sản/quyền sử dụng đất của bên bảo đảm

+ Xác định TS không có tính tranh chấp, TS được phép giao dịch, TS dễ bán/dễ chuyển nhhượng, TS phải mua bảo hiểm, ..

+ Giá trị TSBĐ

+ Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý TSBĐ + Đề xuất các biện pháp quản lý TSBĐ an toàn, hiệu quả

2.4.2.4. Phân tích, kiểm soát rủi ro Rủi ro về tiến độ thực hiện dự án Rủi ro về thị trường

Rủi ro về môi truờng, xã hội Rủi ro về kinh tế vĩ mô

2.4.3. Minh họa công tác thẩm định đối với khoản xin vay của Công ty TNHH Nội thất Tiến Phát

2.4.3.1. Phân tích, thẩm định khách hàng

a) Phân tích, thẩm định tư cách, năng lực pháp lý

Tên khách hàng : Công ty TNHH nội thất Tiến Phát Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH

Địa chỉ : Khu công nghiệp Nam Cấm, Nghi Lộc, Nghệ An Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2702000025 do Phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp ngày 25/5/2008, sửa đổi lần 02 ngày 25/5/2008.

Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh sản xuất hàng trang trí nội thất, kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm công nghệ, phế liệu và phế thải , kinh doanh sản xuất ống thép các loại, gia công hàng cơ khí công nghệ cao phục vụ cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thi trường ngoài nước.

Điện thoại : 0383.798712/713

Fax : 0383.798555

Vốn điều lệ đăng ký : 80 tỷ đồng

(vốn điều lệ đã góp tính đến ngày xin vay vốn là 50,118 tỷ đồng)

Người đại diện theo pháp luật, người đại diện vay vốn: Ông Nguyễn Tiến Chung - Giám đốc công ty

Kết luận: Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân.

b) Phân tích, thẩm định tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty TNHH Nội thất Tiến Phát (phân tích, thẩm định năng lực tài chính)

Hiện nay công ty chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên chưa có giá vốn hàng bán cũng như lợi nhuận. Doanh thu hiện tại của công ty chủ yếu là thu từ thanh lý tài sản và kinh doanh thương mại. Cho phí hoạt động là chi phí quản lý.

Các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp: Bảng CĐKT, Bảng BCKQKD

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 65 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)