Kiến nghị với Ban lãnh đạo chi nhánh

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 110 - 138)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CễNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ban lãnh đạo chi nhánh

Quá trình thực tập, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng trong công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh ngoài những kết quả mà chi nhánh đạt được thì hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì cũng còn có một số nguyên nhân chủ quan đã làm giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh.

Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế chủ quan này đòi hỏi Ban lãnh đạo chi nhánh phải có cái nhìn nghiêm khắc, phải có sự phân tích, nhận định đúng, toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay của chi nhánh để có những biện pháp khắc phục. Sau đó phải kiên quyết thực hiện, khắc phục những hạn chế chủ quan, khắc phục những điểm yếu, phát huy, khai thác tối đa những điểm mạnh nhằm tận dụng triệt để cơ hội và né tránh, hạn chế nguy cơ từ môi trường bên ngoài, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận.

Chi nhánh phải không ngừng chủ động tiếp cận doanh nghiệp để tìm kiếm DAĐT khả thi, mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động Marketing, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam

 NHCT Việt Nam nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn, nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay.

 Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể giúp cho Ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư.

 Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, cần trang bị mạng lưới thông tin tiên tiến, hiện đại trong toàn hệ thống, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các NHTM khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh.

 Ngoài ra, NHCT Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ. Khai thác đội ngũ cán bộ trẻ, tận dụng những ưu điểm của đội ngũ này như sự năng động, linh hoạt, khả năng tiếp cận thôngg tin và xử lý công việc nhanh, … để nâng cao hiệu quả kinh doanh

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục kịp thời.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 Xây dựng chính sách tín dụng theo hướng vừa chặt chẽ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trên nguyên tắc lấy DAĐT hả thi làm căn cứ in vay và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giám đốc Ngân hàng chi nhánh.

 NHNN nên có cơ chế rành mạch và thuận lợi cho Ngân hàng trong việc thế chấp tài sản vay vốn của khách hàng và giải phóng các tài sản thế chấp để kịp thời thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ vay.

 NHNN nên quy định về việc thực hiện trích lập quỹ bù đắp rủi ro với một tỷ lệ hợp lý để các Ngân hàng có thể tự bù đắp rủi ro tín dụng bằng khả năng tài chính của mình.

3.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành Nhà nước

 Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy phép chứng nhận quyền sở hữu tài sản chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp nhiều lần vay nhiều nơi gây thất thoát vốn của Ngân hàng.

 Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các Doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo pháp lệnh hạch toán, kế toán và thống kê, bảo đảm số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp các Ngân hàng có được các thông tin tài chính giúp cho việc phân tích tài chính, tín dụng được chính xác.

 Cần có các cơ quan tiến hành thống kê tổng hợp chuyên ngành tài chính – ngân hàng, thường xuyên thống kê, tính toán, đánh giá các tỷ lệ tài chính của các ngành , rút ra hệ thống các tỷ lệ trung bình hàng năm để làm căn cứ phân tích kinh tế so sánh, đánh giá các Doanh nghiệp hiện đang ở tình trạng nào tốt, trung bình hay yếu kém.

 Nhà nước có quy chế xử lý rủi ro cho Ngân hàng phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. Hiện nay, quỹ bù đắp rủi ro được trích 10 % trên lợi nhuận sau thuế là quá nhỏ bé. Đồng thời quy chế này đã dẫn đến một thực tế Ngân hàng chi phí và nộp Ngân sách trên số thu nhập không thực chất ( chưa bù đắp rủi ro ). Thiết nghĩ, rủi ro phải được bù đắp từ chi phí với một tỷ lệ do từng lãnh đạo của từng Ngân hàng quyết định.

 Cần chấn chỉnh hoạt động của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng vừa qua các dự án duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả, hoạt động bị đình đốn, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, nợ Ngân hàng khó đòi

 Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ trong kinh doanh của các Ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được coi là huyết mạch nối kết mọi thành phần kinh tế lại với nhau, luân chuyển, điều tiết các luồng vốn, tạo sự nhịp nhàng, thống nhất trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn cho sự phát triển càng lớn đã làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong sự điều tiết vốn.

Tín dụng (cho vay) là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank nói riêng. Hoạt động cho vay phải an toàn, hiệu quả thì ngân hàng mới tồn tại và phát triển. Muốn vậy các khâu của hoạt động cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định và thực hiện trôi chảy để ngân hàng có thể thu hồi được vốn và lãi khi kết thúc thời hạn cho vay.

Hiện nay, các ngân hàng không ngừng hoàn hiện và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay nói riêng. Muốn vậy các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định.Công tác thẩm định ngân hàng phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay. Từ đó tạo tiền đề cho các quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.

Nha Trang, tháng 6 năm 2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam

2. Vừ Văn Cần (2007), Bài giảng phõn tớch tài chớnh Doanh nghiệp, Đại học Nha trang.

3. TS.Nguyễn Thị Hiển (2008), Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư, Đại học Nha Trang

4. Thái Ninh (2008), Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng, Đại học Nha Trang

5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê 6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê

7. GS, TS.Lê Văn Tư (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính 8. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam

9. Các Website :

WWW.Vietinbank.com.vn WWW.ssi.com.vn

WWW.fetp.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

TẠI NGÂN HÀNG CễNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN

1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về phía khách hàng ; các quy định của NHCT mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay

+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.

Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo TPTD (hoặc người được ủy quyền) và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.

2. Thẩm định các điều kiện vay vốn

a) Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

CBTD kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng và/hoặc qua các kênh thông tin.

Kiểm tra hồ sơ khách hàng

CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng, ngoài ra còn kiểm tra thêm các vấn đề sau:

+ Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua biên bản/ hợp đồng liên doanh đối với các doanh nghiệp liên doanh (nếu có).

+ Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp (thông qua Biên bản Đại hội cổ đông, Nghị quyết HĐQT và điều lệ doanh nghiệp).

+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp (Tổng Giám đốc/ Giám đốc), kế toán trưởng hoặc người quản lý về tài chính của

doanh nghiệp và người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp; Giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.

+ Thời hạn hoạt động còn lại của doanh ghiệp.

+ Ngành nghề được phép kinh doanh, vv..

Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ

+ Kiểm tra, phân tích đối với các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm tới và DAĐT, khả năng vay trả, nguồn trả.

+ Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề nghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

Kiểm tra mục đích vay vốn

+ Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay/ hay không cho vay của NHCT VN.

+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của chính phủ tại từng thời kỳ).

+ Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ.

b) Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và DAĐT Về khách hàng vay vốn

CBTD cần tìm hiểu thêm thông tin về:

+ Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn

+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng

+ Tình hình hoạt động SXKD, tài chính của khách hàng + Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có), vv..

Ngoài nguồn thông tin lấy từ hồ sơ vay vốn, các thông tin này có được bằng cách: Đi thực tế tại nơi SXKD của khách hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các bạn hàng, vv..

Về DAĐT

CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà DAĐT tạo ra; kinh nghiệm, năng lực triển khai dự án; khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án, ..

Cách thu thập thông tin:

+ Qua các nhà cung cấp hàng hoá, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, dịch vụ, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của DAĐT để đánh giá thị trường đầu vào, đầu ra.

+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng máy tính, ..); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, ..

+ Qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về cùng ngành nghề + Tìm hiểu các DAĐT cùng loại

Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng và phương án vay vốn/ dự án đầu tư được thực hiện thông qua các nguồn sau:

+ Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT.

+ Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN (CIC) và Phòng Thông tin Kinh tế - Tài chính - ngân hàng – NHCTVN.

+ Thông qua các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

+ Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương)

+ Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/ trước đó đã vay vốn.

Phân tích ngành

CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn/ dự án đầu tư

Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý SXKD, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.

Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động vay và khả năng tài chính + Phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD

+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

+ Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chính – tín dụng, CBTD xem xét tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên những khía cạnh sau:

 Quan hệ tín dụng với NHCV và các TCTD khác

 Quan hệ tiền gửivới NHCV và các TCTD khác

Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

CBTD tiến hành tính toán lãi phí hoặc các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. Cơ sổ tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính)

CBTD phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể xẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên/ có thể có nguồn ngoại tệ để bán cho NHCT, vv ..

Phân tích, thẩm định DAĐT

CBTD tiến hành phân tích thẩm định DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả phân tích, thẩm định DAĐT cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, vv .. tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.

Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

3. Xác định phương thức cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm SXKD và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay

CBTD xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của NHCTVN 4. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

a) Xem xét khả năng nguồn vốn

CBTD hoặc TPTD (hoặc người được uỷ quyền phối hợp với Phòng/Bộ phận phụ trách nguồn để:

+ Cân đối nguồn vốn (nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn.

+ Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài.

b) Xác định lãi suất cho vay

CBTD tổng hợp số liệu để thanh toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay

c) Xem xét điều kiện thanh toán

CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng thanh toán xuát nhập khẩu xác định nội dung, điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán .. đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài.

5. Lập tờ trình thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo những nội dung trên cán bộ tín dụng phải lậpTờ trình thẩm định cho vay lên TPTD (hoặc người được uỷ quyền). Tuỳ theo từng DAĐT cụ thể CBTD chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ DAĐT của khách hàng để đưa vào TTTĐ.

6. Tái thẩm định khoản vay

TGĐ NHCTVN quy trịnh giá trị những khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tuy nhiên đối với những khoản vay xin vay dưới mức quy định này

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 110 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)