Qui trình và nội dung thẩm định cho vay trung, dài hạn

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.3. Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp

1.3.2. Qui trình và nội dung thẩm định cho vay trung, dài hạn

Công tác thẩm định được thực hiện theo một quy trình bao gồm 5 bước:

Bước 1: Khi có nhu cầu xin vay, khách hàng sẽ nộp vào ngân hàng đơn xin vay trỡnh bày rừ lý do xin vay và cỏc hồ sơ, tài liệu để thuyết minh cho việc vay vốn.

Cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và hẹn ngày với khách hàng để trả lời về việc xin vay của khách hàng, các tài liệu bao gồm:

+ Ðơn xin vay

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng

+ Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; tình hình công nợ, ngân sách

+ Các hợp đồng kinh tế có liên quan + Luận chứng kinh tế kỹ thuật

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng được phân công sẽ tiến hành thẩm định những thông tin đó. Ðây là bước rất quan trọng, các khoản vay có được hoàn trả hay không chủ yếu phụ thuộc vào bước này.

Ngoài việc sử dụng hồ sơ do khách hàng cung cấp cán bộ tín dụng còn phải gặp trực tiếp người đại diện doanh nghiệp vay vốn kết hợp với việc xuống địa điểm hoạt động của doanh nghiệp để xem xét tình hình cụ thể và tìm kiếm thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Việc khảo sát cơ sở của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về qui trình công nghệ, cách thức tổ chức, trình độ quản lý của doanh ngiệp để từ đó có được nhữngđánh giá chính xác.

Bước 3: Khi nhận tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm định, kết hợp cùng cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát sơ sở kinh doanh của người xin vay, nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ tín dụng thì trưởng phòng tín dụng sẽ cho biết ý kiến của mình và trong vòng 5 ngày làm việc phải trình lên Giám đốc chi nhánh xét duyệt.

Bước 4: Giám đốc chi nhánh chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chữ ký của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng. Trong trường hợp số tiền cho vay vượt quá mức phán quyết, giám đốc chi nhánh ngân hàng gởi hồ sơ và tờ trình lên Tổng giám đốc để xin ý kiến

Bước 5: Tổng giám đốc sau khi nhận hồ sơ và tờ trình của Giám đốc chi nhánh tiến hành xem xét và quyết định trong thời gian hợp lý, khi đồng ý cho vay thì tổng giám đốc chỉ đạo việc cấp phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.

1.3.2.2. Nội dung của công tác thẩm định

a) Phân tích sự cần thiết và tính khả thi của dự án đầu tư

Sự cần thiết và hiệu quả của việc đầu tư

+ Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật có được cấp thẩm quyền phê duyệt; Các hợp đồng thương mại;

Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại; Các quy định phê duyệt của các cấp chủ quản; Các văn bản có liên quan khác.

+ Mục tiêu của dự án có thực sự cần thiết hay không ? Có phù hợp với chủ trương của Nhà nước hay không ? Mục tiêu nào là trọng tâm của dự án?

Khả năng thực hiện dự án (tính khả thi)

+ Khi vay, khách hàng cần phải chứng minh được khả năng thực thi công trình của mình như khả năng xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, phương thức thanh toán, địa điểm của dự án.

+ Ngoài ra cán bộ tín dụng phải được biết về khả năng vận hành, quản lý khi công trình đưa vào sử dụng.

b) Thẩm định về phương diện thị trường

Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của dự án. Do vậy phải thẩm định chặt chẽ, khoa học, tránh suy luận chủ quan cần phải xác định nhu cầu thị trường ở hiện tại và tương lai.

Nhu cầu thị trường hiện tại: Thị trường trong nước: lưu ý sản phẩm cùng loại, mùa, thời vụ tiêu thụ; Xác định mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người; Xác định thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương.

Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động: Khả năng tiêu thụ sản phẩm; Ưu thế của sản phẩm về giá thành, chất lượng, qui cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ; Kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm khả năng thích nghi nắm bắt thông tin thị trường, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; Phương thức tiêu thụ sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm trong quá khứ, hiện tại, các hợp đồng đã ký kết và khả năng tiêu thụ trong tương lai; Ðối với các sản phẩm xuất khẩu phải đánh giá được thị trường thế

giới và khu vực, các thế mạnh của sản phẩm, thuận lợi và khó khăn về điều kiện thông tin, vận tải, chất lượng, bao bì . . .

c) Thẩm định về phương diện kỹ thuật

 Thẩm định về quy trình công nghệ thiết bị, máy móc, công suất.

 Xác định doanh thu theo công suất dự kiến d) Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình

e) Ðảm bảo khả năng cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, năng lượng, nhiên liệu cho dự án

f) Lực lượng lao động

g) Các điều kiện phục vụ và phù trợ cho sản xuất

 Việc cung cấp nước và năng lượng.

 Vấn đề chất thải và vệ sinh môi trường.

 Vấn đề bảo vệ môi trường: tiếng ồn, hóa chất trong nước, rác thải, cặn bã, khói, …

h) Thẩm định về phương diện tài chính

 Kiểm tra việc tính toán vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây lắp, thiết bị, vốn thiết kế cơ bản khác

 Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn

 Kiểm tra độ an toàn về tài chính

+ Dự án được xem là an toàn về tài chính nếu: Vốn riêng/Tổng VĐT ≥ 0,5 (vốn riêng >= vốn vay dài hạn).

Trong đó

Vốn riêng = Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản + Quỹ đầu tư phát triển . + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Khả năng thanh

toán tổng quát =

Tổng số nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả + Thuế thu nhập, lợi tức cổ phần phải trả, nợ lương Tỷ lệ này > 1 là tình hình tài chính bình thường.

Vốn bằng tiền + các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán

nhanh =

Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này > 1 => Doanh nghiệp có khả năng trả nợ.

 Phân tích khả năng trả nợ của dự án: Yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư đó là lợi nhuận của dự án. Cho nên trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư các nhà doanh nghiệp và ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tài chính để thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư.

i) Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay k) Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế xã hội

 Xác định mức tăng thu cho ngân sách

 Khả năng tạo việc làm cho người lao động

 Năng suất lao động, ..

1.3.2.3. Phần kết luận

 Nờu rừ ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối của cỏn bộ tớn dụng.

 Ghi ý kiến của Phó, Trưởng phòng tín dụng.

Ý kiến quyết định của Giám đốc chi nhánh hay Giám đốc ngân hàng.

1.3.3. Phân tích và kiểm soát rủi ro dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)