Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 75 - 79)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘ

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Bao gồm các nguyên nhân sau đây:

- Chính sách cho vay có tầm chiến lược song ít nhiều còn bị cuốn theo xu thế kinh tế chung, dẫn đến tình trạng tập trung quá lớn dư nợ vào một vài ngành, một vài lĩnh vực hoặc một vài khách hàng lớn.

- Các biện pháp thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo chưa kiên quyết, không dứt điểm nên hiệu quả chưa cao, nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhưng trây ỳ, ỷ thế vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản bảo đảm tiền vay còn phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản thì gần như bế tắc trong việc thu hồi tài sản để phát mại.

- Năng lực chuyên môn cán bộ tín dụng chưa đồng đều, hạn chế về năng lực thẩm định. Trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp, hiểu biết về các ngành hàng còn hạn chế non kém, chưa đủ khả năng tư vấn cho khách hàng… của một số cán bộ dẫn đến rủi ro tín dụng

- Quy trình thẩm định tín dụng chưa có sự phân tách chức năng giữa các khâu: giao dịch trực tiếp với khách hàng, khâu thẩm định và khâu cho vay. Các công việc này do cán bộ tín dụng đảm nhiệm hết, rất dễ tạo ra áp lực công việc lớn làm cho cán bộ tín dụng quá tải công việc dễ mắc sai lầm trong một khâu nào đó cho nên quá trình thẩm định cho vay nhiều khi không được khách quan, thiếu chuyện nghiệp dẫn đến rủi ro.

- Một nguyên nhân khác từ phía cán bộ tín dụng cũng có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng đó là đạo đức tư cách của cán bộ tín dụng. Họ cố ý che dấu những thông tin không tốt về doanh nghiệp do khách hàng và cán bộ tín dụng đã có thông đồng với nhau, làm ngơ trước những dấu hiệu bất thường của doanh nghiệp.

- Hệ thống thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro chưa phát huy thật sự hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận các thông tin từ các ngân hàng khác và từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN mà chưa có sự phân tích đánh giá gửi cho các chi nhánh làm cơ sở để thẩm định tín dụng và cho vay.

- Chất lượng tín dụng nhiều khi chưa được coi trọng, tuân thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm ngặt. Một số cán bộ tín dụng quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản đảm bảo không thật sự coi trọng đến hiệu quả của dự án phương án vay vốn. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên. Việc kiểm tra sau cho vay chưa được coi trọng, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong trả nợ ngân hàng. - Các món vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng hiện chưa có hệ thống chuẩn mực chấm điểm tài sản đảm bảo tài sản đó. Vì vậy thời gian định giá tài sản đảm bảo kéo dài và tốn kém chi phí cho việc định giá. Việc đánh giá tài sản đảm bảo theo thoả thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản đảm bảo nên việc định theo giá tài sản theo giá thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng chỉ tiến hành đánh giá tài sản khi phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản định kỳ nên xuất hiện việc tài sản thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ phía khách hàng bao gồm như: Sự thay đổi về bộ máy tổ chức, đặc biệt là sự thay đổi người điều hành bộ máy doanh nghiệp; sự chuyển đổi hình thức sở hữu; đạo đức người đi vay kém; năng lực quản lý, năng lực kinh doanh bộ máy tổ chức chưa theo kịp cơ chế thị trường cạnh tranh năng động; khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không hiệu quả dẫn tới thua lỗ phá sản….

Ngày nay xu thế cạnh tranh khốc liệt, nhà nước đã giảm sự chi phối của mình đến hoạt động của các DNNN nên việc cổ phần hoá, sát nhập, chia tách ra khỏi các công ty đang diễn ra, hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp này gặp khó khăn thì sau khi cổ phần đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp cũng đã có thay đổi. Chính điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do mỗi ban lãnh đạo khác nhau có phương hướng đường lối kinh doanh khác nhau, không những thế một số cán bộ mới không có kinh nhiệm lãnh đạo, không nắm bắt nhu cầu thị trường do đó gây khó khăn cản trở doanh nghiệp phát triển.

Vấn đề đạo đức người đi vay cũng đáng quan tâm, không ít trường hợp người vay cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Những đối tượng này lập các dự án ma với những thông tin tài chính sáng sủa gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn. Sau khi số tiền được vay sẽ rơi vào túi một số thành phần chủ chốt của doanh nghiệp, họ đem tiêu xài vào những mục đích không chính đáng. Với một số đối tượng khác thì vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ, dẫn tới chán nản bỏ bê công việc không tìm cách khắc phục mà chai lỳ không trả nợ.

Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Môi trường pháp lý

Cơ chế chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về cho vay, đảm bảo tiền vay, xử lý nợ xấu… chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, hay thay đổi và nhiều khi không đồng bộ giữa các quy chế của NHNN và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Quy định còn nhiều điểm thiếu cụ thể, nên triển khai còn vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau dẫn tới rủi ro.

Ngoài ra rào cản lớn nhất trong giao dịch tín dụng đó là vấn đề bảo đảm tiền vay, trong đó quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn phức tạp, đất thế chấp nhưng ngân hàng không tự định đoạt mà xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn hay phải khởi kiện ra toà. Chưa có cơ chế cưỡng bức buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng sử lý khi không có khả năng trả nợ. Luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được dùng tài sản nhà nước để thế chấp nhưng việc sử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả nợ vay được thì không quy định.

Môi trường kinh tế

Nền kinh tế trong hai năm gần đây có nhiều biến động, giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ trong nước và trên thế giới diễn biến bất thường làm ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 lan rộng thành khủng hoảnh kinh tế trên toàn thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng các ngân hàng, các thành phần kinh tế khác và trực tiếp tới nền kinh tế trong nước.

Việt nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra những cơ hội kinh doanh nhưng đặt ra những thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của

các chủ thể kinh doanh. Nhiều ngân hàng mới ra đời, nhiều ngân hàng chi nhánh nước ngoài được mở tại Việt Nam tạo áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các ngân hàng để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 75 - 79)