Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 87 - 88)

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%

3.2.10. Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ

Tùy theo khả năng trả nợ, thiện chí trả nợ và tình hình sản xuẩ kinh doanh của từng khách hàng mà có những biện pháp khác nhau.

-Đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, có khả năng trả nợ: tiếp xúc trực tiếp để bàn bạc thống nhất kế hoạch trả nợ phù hợp. Bên cạnh đó tạo thuận lợi cho khách hàng bằng cách chấp nhận ưu đãi thu hồi nợ gốc trước lãi vay, gia hạn nợ, thu hồi nợ ngoại tệ trước nhằm tránh rủi ro tỷ giá.

- Với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước có cơ quan chủ quản là các Bộ , sở, các tổng công ty … có thêt báo cáo và làm việc với các cơ quan chủ quản này nhằm được can thiệp và xử lý, tác động hay hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ cảu ngân hàng.

-Đối với khách hàng chây ỳ, không có ý định trả nợ ngân hàng hay không chịu tiếp xúc với cán bộ tín dụng, ngân hàng cần phải lập hồ sơ kiện ra tòa để pháp luật cương chế hay đòi nợ theo thủ tục ‘ yêu cầu tuyên bố phá sản’. Quá trình xét xử và thi hành án tại Việt Nam còn mất nhiều thời gian và công sức nhưng đây là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi khoản nợ đang có TSĐB.

- Đối với khách hàng đang thi hành án: để thu hồi nợ nên phối hợp với cơ quan thi hành án để việc thi hành án được tiến hành nhanh chóng và tích cực.

- Đối với khách hàng bị ngưng hoạt động, giải thể phải thông báo kịp thời số liệu nợ với ban thanh lý giải thể của khách hàng hay cơ quan chủ quản, bám sát quá trình thanh lý và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 87 - 88)