Phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 34 - 35)

Tổng dư nợ

1.2.2.7.Phân tán rủi ro tín dụng

Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay (≤ 15% VTC), dựa trên những đánh giá về TSĐB (≤ 70% giá trị TSĐB), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Việc quản lý các khoản vay phải được thực hiện thường xuyên và thận trọng. Ngân hàng cần phải biết thiết lập trạng thái cân bằng giữa tính chuyên môn hoá khi đầu tư và tính đa dạng hoá các khoản đầu tư. Ngân hàng không nên tập trung cho vay đối với một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh, hay một nhóm các khách hàng quen thuộc. Trong bản cân đối tài sản của các ngân hàng này, phần lớn các khoản đầu tư và cho vay tập trung vào một lĩnh vực, nhóm khách hàng… do vậy các công ty này bị phá sản, các ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và nhiều ngân hàng có nguy cơ phá sản.

Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hoá danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối với một ngành nào đó thì ngân hàng vẫn duy trì hoạt động, đa dạng hóa hoạt động tín dụng với nhiều loại hình , nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình khách hàng…

Liên kết đầu tư

Để phân tán rủi ro đối với một khoản cho vay lớn là cùng ngân hàng khác cùng đầu tư vào các khoản vay đó thông qua bảng cam kết giữa các ngân hàng.

Bảo hiểm tín dụng

Khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Đây là biện pháp mà khách hàng chủ động trang bị cho mình khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Nguồn tiền từ việc mua bảo hiểm giúp doanh nghiệp trang trải được phần nào vốn vay.

Ngoài ra ngân hàng có thể trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Thực chất đây là hình thức mà ngân hàn san sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm mà ngân hàng phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 34 - 35)