Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 53 - 62)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘ

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.1.3.1.Tình hình huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhãn rỗi nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay với nền kinh tế.

Mặc dù lãi suất thị trường trong những năm qua có sự biến động, rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản nhưng hoạt động nguồn vốn của SHB vẫn đảm bảo thanh khoản, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vổn luôn ổn định cho hoạt động kinh doanh. Với hoạt động huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, SHB đã áp dụng các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan: tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn của TCKT là 140%; tốc độ tăng trưởng từ tiền gửi tiết kiệm dân cư là 93% so với cuối năm.

Sơ đồ 2.2:Tổng tiền gửi khách hàng của SHB năm 2009-2011

đv tính: triệu đồng

Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng huy động khách hàng của SHB tương đối ốn định. Năm 2009, 2010, 2011 tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng luôn ở mức cao lần lượt là 54% và 75%, 35,7% . Năm 2011, do hạn chế mức tăng cung tiền cho nền kinh tế và chính sách ưu tiên cho kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tăng trưởng huy động của SHB không cao bằng so với 2 năm trước đó.

Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân ngành ngân hàng 27% cho thấy SHB đã đạt thành công nhất định khi mở rộng nhanh chóng mạng lưới hoạt động để tăng cường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Qua đó cho thấy ngân hàng đã có những chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo họat động cho ngân hàng.

Bảng 2.1: Tiền gửi của SHB năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

+/- % +/- %

Tiền gửi không

kỳ hạn 4.082.543 4.106.701 4.291.401 24.158 0,59 184.700 4,5 Tiền gửi

có kỳ hạn 10.402.050 21.354.186 30.337.921 10.952.136 105,3 8.983.735 42,1 Tổng 14.484.593 25.460.887 34.629.322 10.976.294 75,8 9.168.435 36,1

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng SHB. Qua bảng 1 ta thấy tiền gửi biến động qua 3 năm như sau:tổng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn năm 2009 là 14.484.593 triệu đồng, năm 2010 là 25.460.887 triệu đồng, tăng 10.976.294 triệu đồng (75,8%); năm 2011 là 34.629.332 triệu đồng, tăng 9.168.435 triệu đồng ( 36,1%). Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Tiền gửi thanh toán năm 2010 tăng lên đáng kể , sang năm 2011 tuy tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn giữ mức ổn định.

Năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn là 4.082.543 triệu đồng, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 4.106.701 triệu đồng, tăng 24.158 triệu đồng tương đương 0,59% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu

năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giữa các ngân hàng trong nước khiến cho người dân thích gửi tiền có kỳ hạn hơn nhằm hưởng lãi. Sang năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn là 4.291.401 triệu đồng, tăng 184.700 triệu đồng tương đương 4,5%. Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc hơn năm 2010, khung lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng khá mạnh. Nhiều NHTM sở dĩ phải tăng mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn nhằm giảm tối đa thiệt hại mà người gửi tiền phải chịu sau khi NHNN quy định, người rút tiền trước hạn phải chịu lãi suất không kỳ hạn cũng như việc chấm dứt các chương trình tiết kiệm linh hoạt theo Thông tư số 04/2011/TT-NHNN. Thực tế, việc đẩy các mức lãi suất trên lên cao là "cực chẳng đã" để thu hút vốn. Bản thân ngân hàng SHB cũng có chính sách đa dạng hóa các hình thức tiền gửi thanh toán kết hợp với các chương trình dự thưởng nhằm thu hút người dân, loại tiền gửi thanh toán này có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng năm 2011 là 4.5%, cao hơn hẳn so với năm 2010 là 0,59%.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 là 21.354.186 triệu đồng, tăng 10.952.136 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 105.3%; năm 2011 đạt 30.337.921 triệu đồng, tăng 8.983.735 triệu đồng, tương ứng 42,1% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 chỉ đạt 42.1% thấp hơn hẳn năm 2010 là 105,3%. Sở dĩ có kết quả như vậy là do sang năm 2011, NHNN đã áp dụng các công cụ quản lý nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng để thu hút nguồn vốn, áp dụng trần lãi suất huy động là 14% đồng thời ban hành Thông tư 04 quy định các khoản rút vốn trước hạn của khách hàng chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ảnh hưởng đến xu hướng chọn loại hình gửi tiền của người dân.

2.1.3.2.Tình hình hoạt động tín dụng

Chính sách lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước đã đem lại luồng gió mới cho hoạt động của các NHTM. Việc các NHTM được chủ động và linh hoạt đối với cả lãi suất nguồn vốn đầu vào và đầu ra đã góp phần giúp các NHTM hoạt động hiệu quả hơn. Với nguồn vốn huy động dồi dào, lãi suất hợp lý, SHB đã phát triển được nhiều khách hàng vay mới gồm cả các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và tư nhân lớn, DNVVN, doanh nghiệp xuất khẩu có hoạt động kinh doanh phát triển và hiệu quả. SHB luôn đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả; Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động đảm bảo <quy định của NHNN 80%, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đảm bảo tỷ lệ <quy định của NHNN.

Thực trạng tín dụng phân theo chất lượng tín dụng

SHB thực hiện trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay đối với từng khách hàng vay vốn để nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu (nợ dưới tiêu chuẩn + nợ nghi ngờ + nợ có khả năng mất vốn) của ngân hàng.

Bảng 2.2: Phân loại nợ xấu theo chất lượng cho vay của SHB năm 2009-2011

đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Nợ dưới tiêu chuẩn 50.895 36.159 190.092

Nợ nghi ngờ 148.830 39.376 154.147

Nợ có khả năng mất vốn 158.471 265.396 278.343 Tổng dư nợ xấu 358.466 340.931 622.582

(Nguồn: BCTC năm 2009,2010,2011)

Nợ xấu của ngân hàng năm 2009 là 358.466 triệu đồng, chiếm 2,8% tổng dư nợ tín dụng; năm 2010 là 340.931 triệu đồng, chiếm 1.4%. Sang năm 2011, nợ xấu của ngân hàng là 622.582 triệu đồng, chiếm 2,1% trong tổng cho vay. Tuy tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng vẫn nhỏ hơn 3% theo quy định của NHNN nhưng tỷ lệ này vẫn là khá cao so với một số NHTM khác có cùng quy mô.

Thực trạng tín dụng theo ngành nghề

Xét về cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, ngân hàng đã chủ động đa dạng hóa cho vay ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau để phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2011 là thương mại (22,95%), sản xuất chế biến (16,31%), xây dựng (11,46%) và còn lại là các ngành nghề khác. Ngân hàng chú trọng phát triển cho vay các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, xuất khẩu cao và có nhiều tiềm năng như: than, cao su, xây dựng, thủy sản, gạo, nông sản, thép và hạn chế dần cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán theo chỉ đạo của NHNN.

Bảng 2.3: Phân loại nợ theo ngành nghề cho vay của SHB năm 2009-2011

Đơn vị tính : triệu đồng

Ngành nghề năm 2009 % năm 2010 % năm 2011 %

NN&LN 2.656.136 20,70 1.165.427 4,78

3.181.536 10,89

Thủy sản 156.645 1,22 213.165 0,87

CN khai thác mỏ 1.374.825 10,72 1.755.000 7,20 2.676.492 9,16 CNCB 690.746 5,38 3.426.000 14,06 4.764.264 16,31 SP&PP điện khí đốt và nước 31.430 0,24 794.000 3,26 486.452 1,67

CC nước 0 0,00 0 0,00 6.195 0,02

Xây dựng 1.170.496 9,12 2.696.000 11,06 3.347.791 11,46 Thương nghiệp sửa chữa xe máy

có động cơ mô tô. xe máy. đồ

dùng cá nhân và gia đình 784.085 6,11 3.976.000 16,31 6.703.834 22,95 Khách sạn và nhà hàng 59.620 0,46 585.000 240 1.514.503 5,19 Vận tải. kho bãi TTLL 314.494 2,45 2.254.000 9,25 1.581.450 5,41 Hoạt động tài chính 184.490 1,44 593.753 2,44 463.209 1,59 Hoạt động KHCN 39.663 0,31 84.500 0,35 24.458 0,08 Tài sản và dịch vụ tư vấn 206.200 1,61 86.194 0,35 1.392.049 4,77 Quản lý NN&ANQP 1.621 0,01 15.600 0,06 38.000 0,13

GĐ&ĐT 5.600 0,04 175.000 0,72 13.480 0,05

YT& hoạt động cứu trợ xã hội 25.272 0,20 45.700 0,19 45.346 0,16 Hoạt động VHTT 1.445 0,01 42.500 0,17 12.709 0,04 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 330.543 2,58 5.855.000 24,02 185.738 0,64 Hoạt động dịch vụ hộ gia đình 877 0,01 120.400 0,49 Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế 30.634 0,24 9.393 0,04 35.307 1,64 Ngành khác 4.883.932 38,07 542.950 2,23 0 0,00 Hoạt động dv khác 0 0,00 0 0,00 2.735.356 9.37 12.828.748 100 24.375.588 100 29.208.169 100 ( Nguồn: BCTCKT của SHB năm 2008,2009,2010)

Thực trạng tín dụng theo thời hạn

Xét về cơ cấu cho vay theo thời hạn của SHB, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng do SHB huy động phần lớn là vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Năm 2010, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 58,9%, cho vay trung và dài hạn chiếm 41,1%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2011, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của SHB chiếm 63,7%, cho vay trung và dài hạn chiếm 36,3%.

Bảng 2.4:Cơ cấu cho vay theo thời hạn của SHB năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Nợ ngắn hạn 7.555.672 58,9 15.551.471 63,7 18.503.810 63,4 7.995.799 105,8 2.952.339 19 Nợ trung hạn 3.942.482 30,7 5.508.722 22,6 6.405.240 21, 9 1.566.240 39,7 896.518 16,3 Nợ dài hạn 1.348.594 10,4 3.315.395 13,7 4.299.119 14,7 1.966.801 145,8 983.724 29,7 Tổng 12.828.748 100 24.375.588 100 29.208.169 100 11.528.840 89,9 4.832.581 19,8

(Nguồn : BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng. năm 2009 tổng dư nợ là 12.828.748 triệu đồng, cuối năm 2010 là 24.375.588 triệu đồng, tăng 11.528.840 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 89.9% so với năm 2009. Đến năm 2011. Dư nợ tín dụng là 29.208.169 triệu đồng, tăng 4.832.581 triệu đồng tương ứng 19.8% so cùng ký năm 2010. Nhìn chung tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng năm 2011 không bằng so với năm 2010. Năm 2011, NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát; tình hình kinh tế trong nước và thế giới không mấy khởi sắc nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có phần giảm sút. Tuy nhiên đây cũng là một kết quả khả quan cho thấy ngân hàng trong thời gian qua đã có nỗ lực thu hút khách hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Dư nợ ngắn hạn của SHB năm 2009 là 7.555.672 triệu đồng ,chiếm 58.9% tổng dư nợ; năm 2010 là 15.551.471 triệu đồng, tăng 7.995.799 triệu đồng (tương đương 105,8%), chiếm 63,7% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 18.503.810 triệu đồng, tăng 2.952.339 triệu đồng, tương đương 19% so với năm 2010, chiếm 63,4 % tổng dư nợ năm 2011. Tín dụng ngắn hạn của SHB duy trì tỷ trọng gần 60% trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

Thực trạng tín dụng theo đối tượng cho vay

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo đối tượng cho vay

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

TCKT 9.657.554 75,3 13.720.512 56,3 19.966.246 68,3 4.062.958 42,1 6.245.734 45,5CN 3.071.612 23. CN 3.071.612 23. 9 10.487.185 43 9.075.962 31, 1 7.415.573 241,4 (1.411.223 ) (13,4) Khác 99.582 0,8 167.891 0,7 165.961 0,6 68.309 68,6 (1.930) (1,15) Tổng 12.828.748 100 24.375.588 100 29.208.169 100 11.528.840 89,9 4.832.581 19,8

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy khách hàng thuộc các TCKT là khách hàng chủ yếu và truyền thống của ngân hàng. Tỷ trọng khách hàng là các TCKT luôn chiếm tren 50% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2009, tỷ trọng này là 75,3% tương đương 9.657.544 triệu đồng; năm 2010 dư nợ cho vay đối với các TCKT là 13.720.512 triệu đồng, chiếm 56,3%, tăng 42, 1% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này là 19.966.246, chiếm 68,3% dư nợ cho vay, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở đối tượng khách hàng này là tương đối ổn định.

Hoạt động cho vay khác chiểm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, chiếm tỷ trọng dưới 1% so với dư nợ tín dụng.

Hoạt động cho vay đối với cá nhân của ngân hàng năm 2009 chiếm tỷ trọng là 23,9%, năm 2010 là 43%, năm 2011 là 31, 1%. Qua đó ta thấy ngân hàng đã có những thay đổi trong chiến lược phát triển, ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với khối khách hàng cá nhân. Năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có sự giảm sút từ 10.487.185 triệu đồng năm 2010 xuống còn 9.075.962 triệu đồng, giảm 1.411.223 triệu đồng làm tỷ trọng cho vay đối với khu vực khách hàng này giảm từ 43% xuống còn 31,1%. Do năm 2011, NHNN đã ban hành một loạt các quy định nhằm hạn chế tín dụng phi sản xuất, lãi suất thị trường tăng cao; tình hình thị trường chứng khoán & BĐS ảm đạm khiến các ngân hàng phải thay đổi cơ cấu cho phù

hợp với quy định đặt ra đồng thời tác động đến tâm lý của người vay. 2.1.3.3. Các hoạt động khác

Hoạt động thanh toán quốc tế

Mặc dù phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng hoạt động TTQT của SHB năm 2011 vẫn cao, cụ thể: so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT toàn hàng đạt 198%. Đến 31/12/2011, mạng lưới đại lý của SHB đã rộng khắp trên toàn thế giới với gần 300 đại lý trên tất cả các châu lục với các tên tuổi lớn như City Bank, Bank of New York, Deutsche Bank, Korea Exchange Bank, Bank of China, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Wells Fargo Bank N.A, Bank of India, Danske Bank of Denmark …

Dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng trưởng rất nhanh với quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng quốc tế. Tổng số giao dịch trong năm 2011 là 4.040 giao dịch, với doanh số TTQT đạt 740,1 triệu USD, tăng 366,7 triệu USD so với năm 2010. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của SHB luôn đạt ở mức độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn cao trên 98%.SHB có đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ cao, được đào tạo bài bản đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.

Hệ thống Ngân hàng đại lý ở nước ngoài rộng khắp cùng với hệ thống tài khoản thanh toán của SHB không ngừng được mở rộng đã đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại nhanh chóng, an toàn cho khối lượng lớn các khách hàng của SHB hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w