Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 95 - 98)

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN Việt Nam cần phối hợp với các Bộ, Ngành để hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các quy chế hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế: Quản trị rủi ro, quản trị vốn và đầu tư, quản lý tài

sản nợ - tài sản có, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Xây dựng cách thức phân tích

tài chính của TCTD phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

NHNN cần đưa ra khung lãi suất huy động và cho vay hợp lý. Tuỳ theo nền kinh tế từng thời kỳ, tuỳ theo nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của xã hội mà khung lãi suất được thay đổi một cách linh hoạt.

Hoàn thiện hệ thống giám sát NH theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức TD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm, phát triển và thống nhất cách thức giám sát NH trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng các tiếp cận công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức TD; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngăn việc hạ thấp tiêu chuẩn, nguyên tắc tín dụng để cạnh tranh khách hàng như: Bổ sung các cơ chế, biện pháp cụ thể, nhằm nâng cao hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ quy trình tín dụng. Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phải thực hiện đúng một cơ chế tín dụng chung của NHNN, không dược hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh giành khách hàng. Những sai sót vi phạm quy chế, thể lệ phải được sử lý nghiêm túc, kịp thời kể cả đối với tập thể cá nhân.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin TD, tạo thuận lợi cho các NHTM khai thác đầy đủ kịp thời các dữ liệu, phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường và đòi hỏi của quá trình hội nhập trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các Ngân

hàng Thương mại và các Doanh nghiệp luôn gắn với rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng. Rủi ro tín dụng ngân hàng có thể tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới tình hình kinh tế - chính trị của mội quốc gia, làm các ngân hàng phá sản hoặc lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng, đã đạt được những kết quả khả quan song vẫn còn những tồn tại hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng luôn là đề tài có tính cấp thiết và vừa có tính lâu dài. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và phân tích những kết quả đạt được tại ngân hàng, khoá luận đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như toàn thể hệ thống chi nhánh. Để thực hiện được những giải pháp đó có hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của các cơ quan , bộ liên ngành, NHNN, và chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội để hoạt động tín dụng phát huy được thế mạnh của mình với định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thời gian thực tập không nhiều nhưng với những kiến thức được trang bị , em đã đưa ra một số biện pháp với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạn chể rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo: Lê Hương Lan đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cùng sự giúp đỡ của các anh chị phòng tín dụng và các phòng ban khác trong quá trình thực hiện chuyên đề này.

Hà nội, ngày tháng năm

Sinh viên Bùi Thị Thu Hằng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w