Nhân tố bất khả kháng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 45 - 46)

Tổng dư nợ

1.3.2.2.Nhân tố bất khả kháng

Môi trường kinh tế

Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt với hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ nên nó rất nhạy cảm với sự thay đổi của nên kinh tế. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, lâm vào suy thoái hay khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp tác động đến hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng khó thu hồi được nợ vay do khách hàng gặp khó khăn về khả năng thanh toán, đồng thời khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng gặp nguy cơ do nguồn vốn huy động trở nên khan hiếm. Khi đó các biện pháp hạn chế RRTD của ngân hàng thậm chí là không có tác dụng.

Môi trường pháp lý

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp chứa đầy rủi ro, chịu sự quản lý của pháp luật và nhà nước. Môi trường pháp lý không đầy đủ, có nhiều kẽ hở, thiều linh hoạt, chậm đổi mới sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế kinh tế sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, tạo điều kiện doanh nghiệp làm ăn yếu kém, bất chính có ý định lừa đảo ngân hàng. Khi đó môi trường pháp lý yếu kém sẽ “hạ gục” bất kỳ một biện pháp hạn chế RRTD. Ngược lại khi môi trường pháp lý đầy đủ, linh hoạt sẽ góp phần tích cực, tạo môi trường hoạt động lành mạnh cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 45 - 46)