Thực trạng rủi ro tín dụng tại SHB

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 63 - 65)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘ

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SHB

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng là vấn đề khó tránh khỏi. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh, nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD. Ngoài ra RRTD còn được đánh giá thông qua việc NHTM phân tích, đánh giá chi tiết đối với từng món nợ trong hạn có tiềm ẩn rủi ro, thông qua việc phân loại nợ trước và trong khi cho vay.

Thông thường, tỷ lệ rủi ro tín dụng cho phép của ngân hàng từ 0% - 3% là tốt, từ 3% - 5% là không tốt nhưng có thể chấp nhận được. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ rủi ro trên 5% thể hiện chất lượng tín dụng yếu kém.

Từ năm 2005, trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại điều 6 của quyết định này:

- Nhóm1 : Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nhóm2 : Nợ cần chú ý (nợ quá hạn < 90 ngày)

- Nhóm3 : Nợ dưới tiêu chuẩn (90 ngày < nợ quá hạn < 180 ngày) - Nhóm4 : Nợ nghi ngờ (181ngày < nợ quá hạn < 360 ngày) - Nhóm5 : Nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn>360 ngày)

Trên cơ sở phân loại nợ thành 5 nhóm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trích lập dự phòng rủi ro để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ như cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để đề phòng những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể như sau: - Nhóm1 : Tỷ lệ trích lập 0% - Nhóm2 : Tỷ lệ trích lập 5% - Nhóm3 : Tỷ lệ trích lập 20% - Nhóm4 : Tỷ lệ trích lập 50% - Nhóm5 : Tỷ lệ trích lập 100%

Ngoài tỷ lệ cụ thể, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung tỷ lệ 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Việc thực hiên phân loại nợ và trích lập dự phòng đã tạo thế chủ động hơn rất nhiều trong việc phòng chống rủi ro, không chỉ với những rủi ro hiện hữu mà cả với những rủi ro tiềm ẩn, tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

Bảng 2.8:Một số chỉ tiêu về các nhóm nợ và nợ xấu giai đoạn 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ nhóm I 12.414.10 7 23.438.102 27.789.000 Nợ nhóm II 56.445 596.555 796.587 Nợ nhóm III 50.895 36.159 190.092 Nợ nhóm IV 148.830 39.376 154.147 Nợ nhóm V 158.471 265.396 278.343 Tổng dư nợ 12.828.74 8 24.375.588 29.208.169 Nợ quá hạn 414.641 937.486 1.419.169 Nợ xấu 358.196 340.931 622.582 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 3,23% 3,85% 4,86% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,8% 1,4% 2,13%

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 63 - 65)