Nhân tố khách chủ quan nhân tố từ bản thân các ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 39 - 44)

Tổng dư nợ

1.3.1.Nhân tố khách chủ quan nhân tố từ bản thân các ngân hàng

Nhân tố từ phía ngân hàng là nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hạn chế rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng thực thi các biệ pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra cũng là lúc các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD nảy sinh. Các biện pháp hạn chế RRTD đạt được kết quả tốt khi kỹ năng nhận biết RRTD của ngân hàng thành thạo, các phương pháp đánh giá rủi ro được chuẩn hóa, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tốt, cơ cấu tổ chức hợp lý, chính sách quản

trị tín dụng khoa hoạc rõ rang. Ngược lại, các nhân tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho rủi ro nảy sinh và tất nhiên khi đó các biện pháp hạn chế RRTD cũng gặp thất bại. Ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ chính bản thân ngân hàng, bao gồm:

- Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, công tác quản trị rủi ro chưa hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện cho vay thích hợp dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng, việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời gian chư phù hợp, sản phẩm tín dụng chưa phong phú.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn bất cập so với yêu cầu công việc, thiếu kỹ năng nắm bắt, phân tích thông tin thị trường, thiếu khả năng dự báo chiều hướng biến động của thị trường, nhất là thị trường kinh doanh của các khách hàng chiến lược. Tư cách đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của CBTD còn nhiều yếu kém, thiếu sự quan tâm kiểm tra giám sát của các cấp lãnh đạo

- Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẻo: Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

 Đánh giá RRTD

Đánh giá RRTD là một nguyên tắc cho vay quan trọng bởi có một mục tiêu quan trọng của hoạt động cho vay là tạo ra những dự án cho vay không gặp khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá tính trung thực, năng lực và kinh nghiệm của khách hàng, dù là doanh nghiệp hay cá nhân đều là yêu cầu tối cao.

Việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD có một phần hỗ trợ quan trọng của việc đánh giá RRTD. Nếu ngân hàng có hệ thống đánh giá RRTD phản ánh

được chính xác khách hàng vay vốn đồng bộ, thích hợp thì việc đánh giá RRTD một mặt vừa là biện pháp hạn chế RRTD bằng việ sàng lọc khách hàng không đủ tiêu chuẩn của ngân hàng, măt khác có ảnh hưởng tích cực đến các biện pháp hạn chế RRTD khác đang thực thi. Ngược lại sẽ là một yếu kém, thiếu sót lớn đối với các biện pháp hạn chế RRTD và kết quả hạn chế RRTD.

 Chính sách- quy trình tín dụng

Chính sách quy trình tín dụng là văn bản hướng lĩnh vực đầu tư tín dụng, cơ cấu tín dụng, hoạt động tín dụng của ngân hàng và quy định rõ chức năng của các phòng ban. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bải khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro. Một chính sách không hợp lý sẽ ảnh hưởng đếc việc kiểm soát quy trình tín dụng, đầu tư tín dụng vào nhiều dự án, tỷ trọng cho vay dài hạn cao…Chính sách tín dụng không hợp lý làm trách nhiệm của CBTD không cao, tình trạng cho vay không hợp lý, không an toàn, không có cơ sở đảm bảo. Do đó, ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp từng giai đoạn trong nền kinh tế, nhằm hạn chế RRTD đạt được hiệu quả cao nhất.

Quy trính tín dụng thông thường được xác lập dựa trên quy định chung của luật pháp và đặc thù kinh doanh của mỗi ngân hàng. tuy nhiên, quá trình tín dụng được thống nhất qua các bước sau:

1. Thiết lập hồ sơ KH

2 .Thẩm định hồ sơ khách hàng

3. Ra quyể định và ký hợp đồng tín dụng 4.Giải ngân và thu nợ

5.Thanh lý HĐ và xử lý tranh chấp

Quy trình tín dụng không phát huy tác dụng có thể làm gia tăng RRTD của ngân hàng.

Quá trình thẩm định là quan trọng nhất. Tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi điều kiện ‘cần’ được đáp ứng đó là chất lượng thông tin có được. Trong thực tế nhiều ngân hàng không thấy được vấn đề này trong quá trình thực hiện quy trình. Mặt khác khi thẩm định hồ sơ, các ngân hàng không thấy được bản chất đây là việc đánh giá các điều kiện vay vốn của khách hàng hiện tại và tương lai, mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định thực chất là tuân thủ nguyên tắc tín dụng, yêu cầu pháp

luật về quan hệ kinh tế. Một trong những khó khăn các ngân hàng gặp phải trong quá trình thẩm định, khách hàng đó là thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận.

Trong quá trính ký kết hợp đồng, ngân hàng thường phòng vệ trên cơ sở thiết lập HĐTD mẫu, song nó có thể hạn chế khi đề cập đến đặc thù từng khoản cho vay. Những điều khoản quan trọng về mức cho vay, thời hạn cho vay, …không phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngân hàng.

Quá trình giả ngân thiếu căn cứ xác đáng về đối tượng vay vốn, về thời điểm giải ngân …

Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng mới dừng lại ở việc sử dụng vốn vay của khách hàng thực chất của khâu này là việc CBTD phải đảm bảo các điều kiện vay vốn được duy trì trong suốt thời gian hiệu lực của HĐTD.

 Đội ngũ cán bộ tín dụng

CBNH là một trong các nhân tố gây ra RRTD, tác động đến việc thực thi các biện pháp hạn chế RRTD. ĐNCB với phẩm chẩtđạo đức, năng lực nghề nghiệp, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm luôn là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định triển khai các biện pháp hạn chế RRTD. Gỉa sử với các biện pháp hạn chế được đưa ra kịp thời, phù hợp với các phất hiện, dấu hiệu rủi ro và được định vị chính xác qua phương pháp đánh giá rủi ro nhưng với một đội ngũ cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, trình độ…thì các biện pháp tốt, công nghệ hiện đại, tổ chức hợp lý…cũng chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa không cho RRTD xảy ra. ĐNCB là điểm mấu chốt trong các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD. Một cán bộ tín dụng tố sẽ làm cho các biện pháp hạn chế RRTD phát huy tối đa sức mạnh, đẩy lui điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong công tác hạn chế RRTD.

Chất lượng CBTD bao gồm trình độ và đạo đức chuyên môn. Ngân hàng làngành kinh tế tổng hợp. Do vậy người cán bộ không chỉ cần có kiến thức về TDNH đơn thuần mà còn cần thường xuyên cập nhật kiến thức về KT-XH-PL của các ngành nghề kinh tế xã hội khác. Hơn nữa khi công nghệ ngân hàng phát triển, ngân hàng thực hiện mô hình giao dịch một cửa tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng thoái hóa về đạo đức để rút ruột ngân hàng. Một số dự án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đều có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng

cùng khách hàng làm giả hồ sơ hoặc nâng giá TSĐB lên cao.

- Trình độ chuyên môn: sự hạn chế thể hiện trong 2 khía cạnh: trình độ chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, nhiều CBTD không đủ trình độ, không được đào tạo liên tục, toàn diện để sàng lọc các thông tin mà khách hàng cung cấp, nắm bắt được các khách hàng không trung thực, dự đoán không đúng tương lai hoạt đông kinh doanh của ngân hàng dẫn đến RRTD trong công tác thu hồi nợ. Mặt khác có CBTD chưa nhận thức được hết vai trò quan trọng của nhiệm vụ tín dụng nên làm bừa, thiếu tinh thần trách nhiệm làm phát sinh các khoản vay không có khả năng thu hồi.Vấn đề về văn hóa, thói quen của các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro hay các cán bộ liên quan thường coi quản trị rủi ro là công việc thường nhật, mang tính chất thủ tục nhiều hơn. Ví dụ, khi có khách hàng đến xin vay thì sẽ có một danh sách những điều kiện cần kiểm tra và chỉ đánh dấu vào đó, xem là cái gì có, cái gì chưa có... Trên thực tế, công tác quản trị rủi ro không đơn giản như vậy. Ngoài ra nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn coi mảng quản trị rủi ro chỉ là hoạt động hỗ trợ. Thực sự đây là quan điểm sai lầm. Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy, khi các ngân hàng coi nhẹ công tác quản trị rủi ro sẽ dẫn đến những đổ vỡ rất lớn.

Do đó, hiện nay người ta đã coi công tác quản trị rủi ro là đối tác, là một phần gắn kết của ngân hàng khi đặt ra những kế hoạch chiến lược kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trưởng. Bởi ngân hàng cũng cần xác định được những rủi ro của mình, sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro đến đâu, để từ đó đề ra những biện pháp khắc phục rủi ro và giới hạn danh mục rủi ro của mình.

- Đạo đức nghề nghiệp của CBTD là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Một cán bộ tín dụng kém về năng lực có thể bồi dưỡng nhưng một cán bộ giỏi nghiệp vụ nhưng lại thoái hóa về đạo đức thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

- Quan điểm nghề nghiệp: xuất phát từ việc giải quyết mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích ngân hàng. Khi các mối quan hệ không được giải quyết thỏa đáng thì có thể dẫn tới quan điểm tiêu cực trong công tác, ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng có vốn cũng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thể hiện sức mạnh tài chính cùng ưu thế của ngân hàng.

Nguồn vốn tự có của ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường cơ sở vật chất: mở rộng mạng lưới kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, nâng cao công nghệ phục vụ cho hoạt động trong ngân hàng....

Các trang thiết bị hiện đại, moi trường hoạt động văn minh giúp ngân hàng nâng cao khả năng thẩm định khách hàng, tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn của người vay, nâng cao năng lức cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng bạn…tạo điều kiện giúp ngân hàng nâng cao khả năng hạn chế RRTD một cạc tối đa.

 Cơ cấu tổ chức tín dụng

Cơ cấu tổ chức tín dụng được tổ chức tốt là một phương thức hạn chế RRTD tốt. Cơ cấu tổ chức không đảm bảo phân định trách nhiệm và nhiệm vụ hoạt động, cơ cấu tổ chứ thiếu quy định trách nhiệm rõ rang trong khâu phê duyệt tín dụng dẫn đến việc hạn chế RRTD gặp nhiều khó khăn. Việc bố trí hợp lý mạng lưới hoạt động cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần không nhỏ tới công tác hạn chế RRTD. Cơ cấu tổ chức tín dụng không hợp lý có thể gây tiêu hao vật chất, gánh nặng tài chính cho ngân hàng do những tổn thất lớn từ những khoản nợ khó đòi, khoản đầu tư kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 39 - 44)