Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách nhân sự hợp lý

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 85 - 86)

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%

3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách nhân sự hợp lý

Việc phát triển các nghiệp vụ tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ của NH. Phải có những cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh NH hiện đại, làm chủ công nghệ mới, hiểu biết pháp luật. Đặc biệt phải có đội ngũ lãnh đạo NH giỏi, năng động thì mới đảm bảo thành công cho quá trình phát triển các nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ TD ngân hàng nói riêng. Để làm được điều đó cần một số biện pháp:

- Chuẩn hoá cán bộ tín dụng: Ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần một số chỉ tiêu cơ bản như:

(1) Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên môn ở các trường đại học uy tín. (2) Có khả năng tin học ngoại ngữ phục vụ cho việc nghiên cứu, giao dịch và sử dụng máy tính.

(3) Có phẩm chất đạo đức tốt.

(4) Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp giúp ngân hàng và khách hàng hiểu nhau hơn,làm khách hàng có thiện cảm với ngân hàng…

- Nâng cao năng lực của CBTD: bên cạnh chuyên môn thì CBTD cần có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực chuyên môn của khách hàng. Vì vậy, NH cần chuyên môn hoá đối với từng cán bộ theo năng lực chuyên môn của họ, có như vậy CBTD mới có thể hiểu biết sâu sắc về khách hàng, giảm chi phí trong quá trình điều tra và quá trình tìm hiều, thẩm định khách hàng… từ đó nâng cao chất lượng tín dụng

- Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý: Ngân hàng nên nghiên cứu khung lương, thưởng phát hợp lý để kích thích cán bộ hoàn thành tốt công việc. Đối với những cán bộ làm việc có hiệu quả cần có chế độ khen thưởng đãi ngộ xứng đáng và đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc với những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thoát vốn của NH.

- Định kỳ luân chuyển cán bộ: việc luân chuyển định kỳ cán bộ tín dụng từ các phòng khác nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giảm thiểu rủi ro đạo đức từ cán bộ.

Như vậy, với các biện pháp tích cực về công tác cán bộ, ngân hàng chắc chắn sẽ thu hút và có được một đội ngũ cán bộ giàu năng lực, phẩm chất và sẽ là nguồn lực to lớn cho sự phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 85 - 86)