Nâng cao khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 93 - 95)

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%

3.2.14. Nâng cao khả năng cạnh tranh

bằng cách đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. Theo đó Ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách Marketing hiệu quả cho riêng mình:

Thứ nhất, chính sách marketing phải tập trung và nghiên cứu thấu đáo thị trường, làm sáng tỏ nhu cầu hiện tại và tiềm năng của thị trường trong tương lai để từ đó lựa chọn được những đoạn thị trường cụ thể, hợp lý. Từ việc nghiên cứu thị trường, ngân hàng không những chỉ xác định được nhu cầu và cách thức đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn đa dạng, phức tạp của khách hàng mà còn dự báo được sự biến động của thị trường, giảm thiểu rủi ro do những biến động của nền kinh tế cũng như sự thây đổi trong chính sách quản lý của nhà nước. Trên cơ sở đó, xây dựng được mục tiêu ngắn hạn. trung hạn và dài hạn, phát huy được thế chủ động và hiệu quả của hoạt động Marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Thứ hai, xây dựng chính sách giao tiếp, khuếch trương: Trong cơ chế thị trường, giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt, do vậy để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng. Thời gian tới, ngân hàng cần có nhiều chương trình giới thiệu, tuyên truyền nhận thức cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình, giúp họ tiếp cận một cách tốt nhất nguồn vốn vay của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khuếch trương hiệu quả như quan hệ quần chúng, bán hàng cá nhân, tham gia tài trợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường công tác tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng và các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu vốn tín dụng…Do vậy ngân hàng nên thành lập các nhóm tiếp thị khách hàng trên các mối quan hệ sẵn có.

Thứ ba, xây dựng một chính sách giá hợp lý, linh hoạt và đủ sức cạnh tranh trên từng đoạn thị trường riêng biệt. Ngân hàng nên áp dụng các mức lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, từng mức vốn vay và thời hạn vay, hạn chế nguy cơ khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng hay trốn nợ,tránh ngân hàng phát sinh các khoản nợ quá hạn hay nợ không thể thu hồi.

Tóm lại, triết lý Marketing không chỉ xâm nhập vào trong ngân hàng mà còn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, mọi nghiệp vụ, mọi nhân viên ngân hàng dựa trên nền tảng: tất cả đều hợp sức để đáp ứng tốt những mong đợi của khách hàng có như vậy thì Marketing mới đem lại hiệu quả thiết thực và toàn vẹn cho ngân hàng cả trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 93 - 95)