Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 29 - 31)

Tổng dư nợ

1.2.2.1.Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro

Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những nội dung hoạt động của (NHTM) là huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn. Trong lịch sử hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng xảy ra những vụ án lớn bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, như vụ Epco-Minh Phụng. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn phải

đi kèm với hoạt động cho vay của NHTM. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, vì vậy, họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn. Các NHTM phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng (hoặc rủi ro đối tác) ngày càng tăng không chỉ ở các khoản cho vay mà còn ở những công cụ tài chính khác như giao dịch liên ngân hàng, tài trợ thương mại, giao dịch ngoại hối, swaps, trái phiếu, cổ phiếu, quyền lựa chọn, bảo lãnh…

Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) trong danh mục tài sản có, do đó, song song với việc tăng trưởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, như: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung của NHTM. Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng. Để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào. Quản trị rủi ro bao gồm các hoạt động sau:

- Hiểu về những rủi ro ngân hàng phải đối mặt.

- Đo lường rủi ro (sử dụng VaR*,...); Phân tích rủi ro (phân tính danh mục tài sản; phân tích rủi ro;phân tích khả năng chịu đựng cực điểm; phân tích đặc thù của danh mục tài sản.

- Kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro (đề xuất hạn mức; giám sát việc tuân thủ hạn mức, báo cáo về rủi ro.)

Quy tắc về Quản trị rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel quy định đối với Hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các ngân hàng phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ sản phẩm và hoạt động của ngân hàng.

Quy trình quản trị rủi ro phải được thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro. Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Các NHTM cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho NHTM có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề,..), trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.[4]

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 29 - 31)