Tăng cường công tác quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 91 - 92)

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%

3.2.12. Tăng cường công tác quản lý tín dụng

Cải tiến quy trình tín dụng

Cải tiến quy trình cho vay và thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng đang là yêu cầu tất yếu đối với ngân hàng nhất là vào giai đoạn nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quy trình tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn của chi nhánh. Mặc dù quy trình cho vay tại ngân hàng đã được xây dựng một cách khoa học nhưng việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Quy trình cho vay thường không được coi trọng đúng mức, các bước phê duyệt khoản vay còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, các nhân viên tín dụng vẫn chưa được phép đưa ra quyết định cho vay dù là món vay nhỏ…do vậy gây mất thời gian đi lại với ngân hàng cũng như có thể lỡ mất thời cơ đầu tư của khách hàng. Vì vậy ngân hàng phải nhanh chóng cải tiến quy trình cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đơn giản hoá các thủ tục cho vay : Để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải thông qua rất nhiều thủ tục rườm rà, phải hội tụ được rất nhiều các điều kiện chặt chẽ cần và đủ, chẳng hạn như: Các doanh nghiệp phải photo công chứng rất nhiều loại giấy tờ, đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký với sở tài nguyên môi trường…làm mất nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng nên tiến hành các thủ tục một cách nhanh chóng, gọn nhẹ, giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Tăng cường áp dụng các máy móc hiện đại, công nghệ thông tin vào quá trình cho vay nhằm tiết kiệm tối đa thời gian giao dịch, nâng cao độ chính xác, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Nghiêm túc thực hịên quy trình tín dụng

Hiệu quả hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện quy trình tín dụng. Việc thực hiện tốt công tác trước khi cho vay, lập hồ sơ cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn tiền vay, đôn đốc trả lãi và trả nợ ngân hàng là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh.

Công tác thẩm định trước khi cho vay. - Thẩm định tư cách pháp nhân.

Nếu khách hàng là doanh nghiệp khi có quan hệ vay vốn ngân hàng phải có quyết định thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo pháp luật hiện hành. Xác định tư cách pháp nhân của doanh nghịêp đòi hỏi cán bộ cần thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhằm xác định tư cách pháp lý cũng như các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp:

• Quyết định thành lập doanh nghiệp.

• Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp kèm theo quyết định phê duyệt điều lệ của cấp có thẩm quyền.

• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do bộ kế hoạch và đầu tư của Sở thành phố cấp.

• Giấy xác nhận của cơ quan có tài chính về mức vốn điều lệ được cấp (Nếu là doanh nghiệp Nhà nước).

• Giấy chứng nhận sở hữu nhà, quyền sở hữu đất của doanh nghiệp.

• Quyết định bổ nhiệm giám đốc của doanh nghiệp. ...

- Thẩm định dự án xin vay.

Căn cứ dự án xin vay vốn và các tài liệu mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng điều tra làm rõ những thông tin khách hàng cung cấp đồng thời dự án kinh doanh của khách hàng phải đúng luật phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Khả năng cung cấp ổn định các yếu tố đầu vào để thực hiện dự án.

Xem xét về phương diện kỹ thuật của dự án. Căn cứ vào tình hình của thị trường để thực hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án và trả nợ gốc ngân hàng đúng kì hạn.

Trong điều kiện hiện nay trình độ sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thẩm định cho vay đối với một số đối tượng vay cần phải dựa vào sự tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng qua các lần vay trước, phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo, phải có sự bảo lãnh của người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế tại rủi ro tín dụng tại nhtmcp sài gòn- hà nội (Trang 91 - 92)