- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 nhóm 5)/tổng dư nợ tối đa: 2%
3.2.9. Nâng cao chất lượng thẩm định
Phân tích tình hình tài chính
• Mục đích
- Đánh giá khả năng kinh doanh - Đánh giá khả năng quản lý - Đánh giá khả năng đầu tư
Từ những đánh giá này mà cán bộ tín dụng được khả năng thanh toán khi nợ đến hạn và khả năng chịu đựng rủi ro của khách hàng.
• Phương pháp phân tích tài chính - Phân tích dọc (tĩnh, tại một thời điểm) - Phân tích ngang ( động, theo thời gian)
- Phân tích hệ số tài chính ( đánh giá tính hợp lý lành mạnh): các chỉ tiêu cơ cấu vốn , các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về lợi nhuận và năng lực hoạt động, tỷ suất giá trị thị trường….Khi phân tích cần chú ý đến các hach toán HTK, khấu hao, doanh thu- chi phí, đồng thời phải so sánh với các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh và quy mô mới có thể đành giá chính xác.
Thẩm định phương án/dự án vay vốn
Thẩm định là phương pháp xem xét, tính toán, đối chiếu , so sánh các thông tin khác nhau nhằm đánh giá mức độ tin cậy của phương án vay vốn do khách hàng lập. Một phương án vay vốn có hiệu quả và khả thi khi khách hàng chứng minh được khả năng thự hiện và hoàn trả vốn vay.
• Các nội dung thẩm định chủ yếu
- Phân tích ngành/ sản phẩm: khả năng cung cấp yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, cung cầu về sản phẩm trên thị trường, thời vụ kinh doanh, cơ cấu ngành, chính sách quản lý của nhà nước đối với ngành nghề- lĩnh vực…
- Đối tác cung cấp/ đối tác tiêu thụ: là những đối tác đáng tin cậy, thời gian có quan hệ kinh doanh vời doanh nghiệp, mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh…
-Giá cả của sản phẩm doanh nghiệp vay vốn đầu tư
- Sự phù hợp của lĩnh vực sản xuất với quy định của pháp luật
-Thẩm định về mặt tài chính: khả năng trả nợ, điểm hòa vốn, giá trị hiện tại thuần, hệ số thu hồi vốn nội tại…
-Thẩm định điều kiệ đảm bảo tiền vay
• Các lưu ý khi thẩm định phương án/dự án vay vốn -Nhất thiết phải so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin
- Phải dự đoàn kết quả trong điều kiện khó khăn nhất mà phương án/dự án vẫn đat lợi nhuận.
-Báo cáo thẩm định phải bao gồm: các tình huống rủi ro và phương án giảm thiểu rủi ro của khách hàng, phương án quản lý nợ vay, các ràng buộc nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn. Khi phân tích các trường hợp có thể xảy ra, ngân hàng cần đưa ra các giả định về sự thay đổi của doanh nghiệp, của nhà nước, của tình hình kinh tề thề giới… nhằm kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của khách hàng.
Thẩm định thông tin phi tài chính
Đánh giá thông tin phi tài chính ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa cho việc quyết định cho vay. Các thông tin phi tài chính không được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ và thuộc loại định tính, vì vậy nó phụ thuộc lớn vào mức độ nhạy cảm và khả năng khai thác của CBTD.
Các nội dung thẩm định chủ yếu:
- Tư cách và năng lực của khách hàng( trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm quản lý, đạo đức kinh doanh khả năng thích ứng…).
-Cơ cấu tổ chức bộ máy( sự phù hợp với đặc điểm kinh doanh, có hợp lý hay chồng chéo, VHKD…).
-Năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.