Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 61 - 65)

- A/O DN theo dõi thu gốc và lãi; phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng kế toán kiểm toán nội bộ.

2.3.2.2.Nguyên nhân

Bảng 2.1 1: Vòng quay vốn vay DNVVN tại VPBank – Chi nhánh Hà Nộ

2.3.2.2.Nguyên nhân

Mỗi một thiếu sót, tác động xấu, đều có những nguyên nhân đằng sau nó. Dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội.

Nguyên nhân chủ quan

Xây dựng chiến lược kinh doanh chưa được chú trọng đúng mức: Một chiến lược kinh doanh cần phải được xây dựng trên sự đánh giá thực trạng của Chi nhánh về nguồn, tài sản, nhân lực, công nghệ…so với mức độ phát triển hiện tại của các ngân hàng khác, trên thế giới, khu vực và trong nước, đồng thời phải dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Xây dựng hệ thống mục tiêu qua những giai đoạn, các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó.

Định hướng của hoạt động cho vay đến hết năm 2012 là thỏa mãn, và phục vụ tốt mọi yêu cầu vay vốn của KH một cách chuyên nghiệp, nhanh với quy trình đơn giản nhất. Tuy nhiên, yếu tố cạnh tranh, yếu tố công nghệ, yếu tố nguồn lực…chưa được đề cập, và phát triển đúng mức. Các kế hoạch kinh doanh hàng năm chỉ có ý nghĩa, như nấc thang theo tiến trình vận động của con người, chỉ đề ra, chứ hoạt động chưa được hiệu quả, hoạt động cho vay còn thiếu tính linh hoạt, trong các điều kiện cụ thể.

DNVVN, của VPBank – Chi nhánh Hà Nội không được quy định riêng mà chỉ áp dụng theo quy trình nghiệp vụ tín dụng chung cho doanh nghiệp của toàn ngân hàng nên thường phức tạp, và phải làm theo nguyên tắc khi về căn bản có thể rút gọn. Đồng thời, các văn bản về hoạt động cho vay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý thủ tục cho các khoản vay mới không có trong văn bản. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình vay vẫn còn sơ hở, phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng chưa có điều kiện xem xét thực tế trước và sau khi quyết định cho vay. Để đảm bảo chất lượng cho vay, thì việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay, việc đưa ra một chiến lược, kế hoạch hoạt động cụ thể là việc làm cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng dễ dàng tiếp xúc và xử lý các khoản vay.

Công tác marketing chưa đầy đủ: Thông qua công tác Marketing, các chủ chương hoạt động, chính sách lãi suất, mức phí dịch vụ, chính sách đầu tư quảng bá sản phẩm, và dịch vụ mới, những thông tin mang tính cập nhật, như về thủ tục vay vốn, cơ chế tín dụng, thanh toán quốc tế,…của NH được truyền tải đến KH. Đây là bộ phận không thể thiếu, nhằm tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu đến doanh nghiệp. Tại VPBank, công tác này, chưa được triển khai một cách cụ thể, chính sách giao tiếp còn mang tính tổng hợp. Đây là những hoạt động hỗ trợ với mục tiêu, giúp KH hiểu rõ hơn về NH cũng như các dịch vụ tại ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá sản phẩm của VPBank mới chỉ được thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp, chủ yếu là tại NH, và địa phương có trụ sở Chi nhánh đặt ở đó, mà chưa chú trọng đến các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù, VPBank cũng có quảng cáo trên truyền hình (VTV3, VTV1…), tài trợ các chương trình giải trí, khoa học, song không để lại ấn tượng cho người xem, chưa đáp ứng được nhu cầu quảng cáo, và phát triển thương hiệu VPBank, đến các doanh nghiệp cũng như cá nhân, tổ chức trong nước.

Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm NH, còn được thông qua các chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ. Các chương trình khuyến mãi của VPBank, diễn ra liên tục nhưng lại ít chú trọng tới đối tượng DNVVN vay vốn, mà đối tượng chủ yếu là KH đến gửi tiết kiệm. Do vậy, doanh số cho vay DNVVN, không bị tác động nhiều bởi các hoạt động quảng cáo, và khuyến mại.

Marketing ngân hàng, là yếu tố quan trọng bởi hoạt động này sẽ giúp cho quá trình tiếp xúc KH có hiệu quả, tạo hình ảnh của NH, và sự tin tưởng cho KH. VPBank chưa thực sự chú trọng tới việc tìm hiểu các KH tiềm năng, cũng như ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng cho vay của NH, và nhu cầu của từng

KH để nâng cao chất lượng cho vay DNVVN một cách tốt hơn.

Trình độ, năng lực của một số cán bộ ngân hàng còn hạn chế: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của trong kinh doanh NH là nguồn nhân lực. VPBank có gần 3000 nhân viên, trong đó trên đại học là 12%, đại học là 67%, còn lại là cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Nhân viên khi mới vào làm phải trải qua thời gian thử việc, đào tạo về chuyên môn mới đưa vào làm chính thức. Song, thời gian thử việc và học việc thường không đủ để nhân viên có thể nắm bắt được hết công việc, nên khi chính thức vào làm, cần phải có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Một thực tế cho thấy, một số nhân viên trẻ còn thiếu kiến thức về kinh tế, nắm bắt, và xử lý thông tin chậm, kiến thức về chuyên môn không vững, khả năng phân tích còn yếu dẫn đến có những thông tin sai lệch về khách hàng… có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn ( DNVVN)

Thứ nhất, tình hình tài chính không minh bạch, ý thức kinh doanh của KH thiếu lành mạnh. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần… được thành lập nên với mục đích lừa đảo đối tác làm ăn hoặc ngân hàng cho vay vốn. Cũng có một số doanh nghiệp thành lập đi vào kinh doanh nhưng do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh còn yếu nên gây ra đổ bể, phá sản, hoặc chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác. NH cần phải thận trọng trong khi thẩm định hồ sơ năng lực tài chính của khách hàng, chú ý các trường hợp:

- Báo cáo tài chính gian lận, chưa được kiểm toán, kế hoạch vay vốn chỉ mang tính hoạch định, dựa trên kinh nghiệm tính dự thu, dự chi chứ không xét đến rủi ro có thể xảy ra.

- Tạo hồ sơ tài sản thế chấp giả, một tài sản cầm cố ở nhiều ngân hàng. - Nợ quá hạn ở nhiều ngân hàng…

Tất cả gây khó khăn cho NH trong việc thẩm định, tốn rất nhiều thời gian, và chi phí cho công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp hoạt động.

Thứ hai, các doanh nghiệp vay vốn hạn chế, về năng lực quản lý trong kinh doanh. DNVVN có ít kinh nghiệm, hoạt động chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp. Nền tảng hoạt động của các doanh nghiệp này, thường là từ kinh nghiệm thực tế của chủ doanh nghiệp, các yếu tố về pháp lý, và khả năng thực hiện pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ của nhân viên, cán bộ trong các DNVVN còn yếu kém, khả năng tiếp cận

công nghệ hiện đại không cao. Chính vì thế, khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng phát hiện sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp không chú trọng việc mở rộng sản xuất, không quan tâm đến chính sách đào tạo trình độ, và tay nghề của nhân viên…Thiếu trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức quản lý, và năng lực điều hành nên các DNVVN rất khó khăn trong việc hội nhập thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế, còn gặp nhiều khó khăn : VPBank năm 2009 đã phải hạn chế cho vay để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, khiến các DNVVN khó khăn trong tiếp cận vốn. Nhiều doanh nghiệp, không vay được vốn nền phải thu hẹp sản xuất, và giảm dần doanh số cho vay của NH. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh chưa đồng nhất khi một số ngân hàng áp đặt lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất chung của toàn ngành. Ngoài ra, việc thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản vẫn còn hạn chế. Một số doanh nghiệp trả lương cho nhân viên thông qua tiền mặt, chứ không trả qua tài khoản NH nên chưa tạo được thói quen thanh toán, tạo mối quan hệ với NH của ngươi dân. Vì vậy, việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn không được chính xác.

Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh: Chính phủ đưa ra các chính sách, và biện pháp trợ giúp DNVVN tại các địa phương, không được thống nhất, đồng bộ, còn mang tính tự phát. Các thông tin về chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như của địa phương chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch phục vụ hoạt động sản xuất của DNVVN. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNVVN chưa đầy đủ và đồng bộ, ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng cho vay đối với các DNVVN. Công tác quản lý DNVVN của Nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến sự phát triển một cách tràn lan, không hiệu quả của một số doanh nghiệp. Việc cập nhật thông tin còn hạn chế, vì vậy mà NH chưa giám sát, theo dõi hoạt động kinh doanh của DNVVN. Đặc biệt, một số vướng mắc trong các quyết định, thông tư cũng làm hạn chế việc NH xem xét cho vay. Nghị định 90 ra đời để hỗ trợ cho các DNVVN, nhưng thiếu những quy định cụ thể về cơ chế giám sát, đánh giá các chương trình cho vay.

Quá trình nâng cao chất lượng cho vay DNVVN của VPBank- Chi nhánh Hà Nội bên cạnh những thành tựu đạt được còn nhiều hạn chế, và thiếu sót. Thông qua việc xác định, tìm hiểu nguyên nhân giúp NH vạch ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNVVN có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 61 - 65)