- A/O DN theo dõi thu gốc và lãi; phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng kế toán kiểm toán nội bộ.
CHI NHÁNH HÀ NỘ
3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về toàn bộ các hoạt động của NH thông quan các văn bản quy định Tất cả các hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động cho vay đối với DNVVN nói riêng đều tuân theo các quy định nói trên. Vì vậy, NHNN có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống NH. Trong tương lai, NHNN cần :
Hoàn thiện hệ thống pháp luật,trong lĩnh vực NH, nhằm tránh những điểm không nhất quán, đồng bộ, đôi khi chồng chéo nhau, gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của NH. Kinh doanh NH là loại hình kinh doanh đặc biệt, chứa đựng nhiều rủi ro và rất nhạy cảm với thị trường. Để hệ thống NH ngày càng phát triển đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế trong nước, thì NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật, và các văn bản bổ sung sửa đổi khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong thời gian ngắn. Từ đó, giúp các NHTM có một hành lang pháp lý đúng đắn, cụ thể, tránh sai sót, nhầm lẫn, và có thể thúc đẩy việc nâng cao chất lượng hoạt động của NHTM nói chung là hoạt động cho vay nói riêng.
Cần đảm bảo cung cấp thông tin một cách chuẩn xác, kịp thời, và đầy đủ về DNVVN đến các NHTM. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng của NHNN, bằng cách phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong việc thu thập và xử lý thông tin như Bộ tài chính, Cơ quan thuế, Bộ kế hoạch đầu tư, chính quyền địa phương…Từ đó, giúp các NHTM có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận những thông tin cần thiết về các doanh nghiệp và môi trường hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp, đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.
NHNN cần có biện pháp nhằm tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM, giúp các NHTM cạnh tranh bình đẳng, khi không can thiệp quá sâu vào hình thức cho vay, áp dụng một cách linh hoạt các công cụ như lãi suất, tỷ giá…để điều tiết cung cầu của thị trường, tránh để tình trạng nền kinh tế bị đóng băng về vốn; có thể nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM.
NHNN cần nâng cao công tác thanh tra, giám sát từ xa, hay kiểm soát tại chỗ các NHTM trong hoạt động cho vay nhất là cho vay DNVVN. Làm điều đó, một mặt giúp tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của NHTM, mặt khác nó còn đưa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ, sửa chữa sai sót cho NHTM để phần nào nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay của các NHTM, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.
NHNN cần sớm đưa ra quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ này là do các NHTM đóng góp. Chính vì vậy, nó gặp khó khăn trong việc triển khai khi các NHTM chưa thực sự thấy được sự cần thiết của quỹ này, đồng thời các NHTM phải bỏ tiền ra để bảo lãnh cho chính những khoản vay của mình. NHNN cần có quy định cụ thể về mức bảo lãnh đối với một NHTM căn cứ vào mức độ đóng góp vào quỹ.