- A/O DN theo dõi thu gốc và lãi; phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng kế toán kiểm toán nội bộ.
Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Hà Nội)
DNVVN chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam và đặc biệt nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất và nâng cao công nghệ tại các doanh nghiệp này lớn. Chính vì thế doanh số cho vay tại các NH trong của các thành phần này cao chiếm khoảng 92% vào năm 2009 và 94% năm 2010 và 2011. Doanh số cho vay cũng như tốc độ tăng doanh số không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2011 khi nền kinh tế Việt Nam đang khởi sắc hơn khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với tốc độ tăng trưởng ở mức 6.5%. Những khó khăn rào cản của nền kinh tế tác động đã dần được phá bỏ. Tốc độ tăng doanh số cho vay DNVVN năm 2010 là 32.8% (3957.702 tỷ đồng), năm 2011 là 160% (khoảng 10290.024 tỷ đồng). Có được kết quả này là sự cố gắng hết mình trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả, củng cố bộ máy nhân sự, và hơn hết là sự thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn hệ thống với mong muốn mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho KH tại Chi nhánh Hà Nội.
Qua các số liệu trên, ta có thể khẳng định, VPBank đang từng bước lớn mạnh và thực hiện được mục tiêu đặt ra là NH bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
2.2.6. Cơ cấu vốn vay
Để biết rõ hơn về thực trạng cho vay DNVVN tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội, bên cạnh chỉ tiêu về tình hình dư nợ và tỷ trọng dư nợ thì cơ cấu dư nợ cho vay cũng là một chỉ tiêu đánh giá sức mạnh, chất lượng của NH khi cho DNVVN vay vốn.
Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn