Thách thức

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 87 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.4. Thách thức

- Tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, hàng tồn kho cao, thất nghiệp gia tăng thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn đóng cửa và giải thể ngày càng nhiều.

- Có nhiều NHTM trên địa bàn tỉnh. Do vậy áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM cổ phần khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

- Các quyết định kinh doanh sẽ phải dựa trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

- Phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám khi hội nhập kinh tế và có quá nhiều NHTM tại địa bàn Thái Nguyên đó là vấn đề mà BIDV Thái Nguyên cần quan tâm.

- Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng.

3.5. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn dân cƣ tại Thái Nguyên

3.5.1. Những kết quả đạt được

Nhờ coi trọng công tác huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm mới tiện ích, hiệu quả cho khách hàng, BIDV Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả trong công tác huy động vốn dân cư:

- Nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm: Nguồn vốn huy động từ dân cư trong những năm qua của Chi nhánh tăng, cùng với các nguồn vốn khác đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cả về qui mô, kết cấu và đem lại những kết quả khả quan. Chi nhánh đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước bằng việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. BIDV Thái Nguyên luôn là bạn đồng hành của các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như: sắt thép, điện lực, xăng dầu, các đơn vị thi công những công trình trọng điểm của nhà nước. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư vẫn tăng qua các năm 2010, 2011,2012 đạt khoảng khoảng 28%. Đây là thành công của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vốn huy động dân cư của chi nhánh luôn giữ vị trí quan trọng trong khối các NHTM quốc doanh trên địa bàn và là ngân hàng đi đầu trong việc định hướng lãi suất thị trường.

BIDV Thái Nguyên là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đưa các ứng dụng công nghệ hiện đại vào ứng dụng trong quá trình hoạt động và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong hoạt động huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tích lũy… Các sản phẩm như đầu tư tự động trên tài khoản, trả lương tự động, ATM, …dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ Internetbking… chính vì vậy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn.

- Tổng số vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

- Công tác dự đoán, phân tích những biến động trong nguồn vốn khá tốt, các chỉ tiêu đặt ra phù hợp với tình hình thực tế, do vậy nên công tác chuẩn bị cho hoạt động huy động vốn được đảm bảo rất kỹ lưỡng và có hiệu quả.

- Các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, kịp thời và mang lại nhiều hiệu quả tốt.

- Danh mục sản phẩm đã tương đương đối đầy đủ các sản phẩm tiền gửi như các NHTM khác.

- Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, đa dạng hình thức ưu đãi, quy mô giải thưởng lớn, tỷ lệ trúng giải cao, có tính cạnh tranh so với thị trường chung.

- Nhóm sản phẩm Tiết kiệm có tính chất linh hoạt được triển khai thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhờ có sự mở rộng thêm các phòng giao dịch, thị phần của ngân hàng đã được tăng lên một cách đáng kể, tạo điều kiện cho việc tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều địa điểm khác nhau.

- Đã có cơ chế động lực cho cán bộ làm công tác huy đông vốn dân cư. Các hình thức khen thưởng đa dạng.

- Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc và luôn tuân thủ theo các quy định, chế độ, chính sách của NHNN và của Ngân hàng Trung ương.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

 Những hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ mà chi nhánh đã đạt được, công tác huy động vốn từ dân cư của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Về sản phẩm huy động vốn:

+ Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền vẫn còn chưa thật sự phù hợp. Nguồn vốn bằng ngoại tệ vẫn còn thấp. Nguồn tiền có kỳ hạn trung - dài hạn cũng nên được điều chỉnh để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh tốt hơn nữa trong việc mở rộng hoạt động cho vay dài hạn với các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Tuy sản phẩm huy động đã có những cải tiến song vẫn còn tập trung nhiều vào các sản phẩm truyền thống, chủng loại chưa thực sự đa dạng và tính tiện ích mà các sản phẩm này đem lại cho khách hàng còn nhiều hạn chế. Danh mục sản phẩm huy động vốn dân cư chưa có các sản phẩm tài chính cấp cao như tiền gửi gắn với các hình thức đầu tư khác nhau, tiền gửi bảo hiểm tỷ giá, huy động vàng… Danh mục sản phẩm chưa có sự liên kết với các sản phẩm khác tạo thành gói sản phẩm. Sản phẩm theo chương trình khuyến mại của BIDV không có cơ cấu trúng thưởng cho các khách hàng lớn như các NHTM khác. Chưa có nhiều sản phẩm dành cho từng đối tượng khách hàng.

- Về lãi suất: Điều hành lãi suất còn chậm so với thị trường, lãi suất BIDV Thái Nguyên kém cạnh tranh so với ngân hàng khác.

- Về công tác bán hàng:

+ Cán bộ làm công tác bán hàng còn hiểu biết chưa sâu về sản phẩm huy động vốn dân cư nên chủ yếu chỉ tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi thông thường nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Công cụ hỗ trợ cán bộ bán hàng còn thiếu, chủ yếu là hình thức tờ rơi, thư ngỏ. + Phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các giao dịch dựa trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại chưa phổ biến, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như BSMS (dịch vụ nhắn tin tự động), Ngân hàng điện tử (E-Banking), dịch vụ thanh toán hóa đơn … còn chưa đẩy mạnh phát triển, khách hàng chưa biết nhiều đến các dịch vụ này. Các dịch vụ này chưa mang nhiều tiện ích cho khách hàng.

+ Chưa phát triển mạnh các kênh bán hàng như thông qua đối tác BIDV, phát triển hình thức huy động vốn lưu động.

+ Cơ chế động lực cho cán bộ triển khai còn chậm. - Về công nghệ thông tin:

+ Hệ thống phần mềm kênh phân phối (SIBS) của BIDV chỉ cho phép triển khai các sản phẩm huy động vốn dân cư cốt lõi: một số các sản phẩm có tính chất gia tăng như dự thưởng, thẻ cào, tích lũy phát triển tại chương trình phần mềm khác dẫn đến sự cồng kềnh trong công nghệ thông tin.

+ Hệ thống phần mềm SIBS của BIDV không gắn với việc đánh giá hiệu quả khách hàng và BIDV chưa có chương trình tích lũy điểm thưởng, cộng điểm tích lũy,.. chưa có chương trình quản lý việc giới thiệu khác hàng.

+ Hệ thống phần mềm còn phụ thuộc nhiều vào nhà thầu và đôi khi vẫn phát sinh các lỗi.

- Về chính sách khách hàng:

+ BIDV Thái Nguyên chưa có chính sách riêng cho nhóm khách hàng đặc biệt lớn.

+ Chính sách sản phẩm theo từng phân đoạn khách hàng chưa được tập trung phát triển.

- Nền khách hàng: Mặc dù số lượng khách hàng của BIDV Thái Nguyên đã

có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua song tỷ lệ khách hàng tính trên tổng dân số của tỉnh Thái Nguyên còn rất nhỏ, mới chiếm khoảng gần 8%, thấp hơn so với mức chung toàn tỉnh và toàn hệ thống ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

 Nguyên nhân

(i) Những nguyên nhân khách quan:

- Tình hình biến động kinh tế những năm qua còn nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh, cả về số vụ lẫn tính phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá của dư luận về ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của ngành.

- Thái Nguyên vẫn là một tỉnh miền núi, còn nghèo, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp. Thu nhập bình quân đầu nguời của tỉnh Thái Nguyên năm 2010: 17.525.000đ/người/năm (899USD/người/năm), năm 2011: 23.307.000đ/người/năm (1.063USD/nguời/năm), năm 2012:

25.602.000đ/người/năm (1.224USD/ người/ năm).

- Tâm lý, thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến, việc thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế. Người dân chưa hiểu hết được những tiện ích của các dịch vụ ngân hàng và những lợi ích khi thanh toán qua ngân hàng nên lượng tiền gửi không kỳ hạn còn tương đối khiêm tốn.

- Đối với khách hàng vùng sâu, vùng xa chỉ biết đến Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Công thương hoặc bị thu hút bởi những chương trình khuyến mãi của các ngân hàng thương mại cổ phần mới xuất hiện trên địa bàn.

- Hoạt động ngân hàng trên địa bàn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên địa bàn hiện đã có gần 20 ngân hàng thương mại hoạt động.

(ii) Những nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, những hạn chế trong việc đẩy mạnh huy động vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau:

- Hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm huy động vốn, hình ảnh BIDV chưa rõ nét, chưa có chiến lược hoạt động quan hệ công chúng (PR) tổng thể, chưa tận dụng được hết các kênh quảng bá hình ảnh, chưa tạo được hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mạng lưới chi nhánh mới chỉ tập trung ở địa bàn thành phố Thái Nguyên, chưa có sự mở rộng và lan tỏa đến các địa phương xa thành thị: BIDV Thái Nguyên mới có mặt tại 03/08 huyện, thị xã của tỉnh Thái Nguyên. - Sản phẩm huy động vốn dân cư của BIDV Thái Nguyên chưa đa dạng, chưa tạo sự khác biệt, chưa thể hiện được sự sáng tạo đột phá để thu hút và hấp dẫn đối với khách hàng.

- Khách hàng đến BIDV Thái Nguyên gửi tiền chủ yếu là khách quen và ở địa phận thành phố Thái Nguyên.

- Việc nâng cao chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng và không gian giao dịch tại một số điểm giao dịch vẫn chưa thực sự được coi trọng.

- Đội ngũ cán bộ chưa thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng bán lẻ hiện đại ngày nay.

- Chính sách khách hàng và công tác chăm sóc khách hàng chưa thực sự được quan tâm.

Qua nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012 và qua kết quả khảo sát tác giả thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh huy động vốn dân cư của BIDV Thái Nguyên như: chính sách lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng, uy tín và vị thế của ngân hàng, các hình thức huy động vốn và dịch vụ kèm theo, chính sách quảng cáo, mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất công nghệ ngân hàng, chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, thu nhập của người dân, tâm lý thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý….

Tóm lại, môi trường hoạt động của BIDV Thái Nguyên tại địa bàn Thái Nguyên luôn tồn tại những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức. Việc phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên với những chỉ tiêu định lượng và định tính, so sánh vị thế của BIDV Thái Nguyên qua các năm với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, từ việc điều tra khảo sát khách hàng đã thể hiện những đánh giá về công tác đẩy mạnh huy động vốn dân cư một cách xác đáng. Thông qua đó, tác giả đã phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp đẩy mạnh huy động vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm định hƣớng huy động vốn từ dân cƣ của BIDV chi nhánh Thái Nguyên

4.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới gian tới

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái và từng bước phục hồi lấy lại đà tăng trưởng. Quá trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với thị trường thế giới và khu vực. Ở trong nước các thể chế kinh tế dần được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, kế cấu hạ tầng kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông đối ngoại như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường quốc lộ 3,… được đầu tư phát triển sẽ mang lại nhiều cơ hội cho tỉnh Thái Nguyên mở rộng mối quan hệ với bên ngoài; sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu tổng quát của tỉnh Thái Nguyên: Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa để đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 được thông qua trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII là :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12 - 13%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông, lâm nghiệp tăng 4,5%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp 15%.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên. + Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên. + Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)