5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDVThái Nguyên
* Về thị phần huy động vốn dân cư của BIDV trên địa bàn
Bảng 3.10: Huy động vốn dân cƣ và thị phần huy động vốn dân cƣ của các NHTM trên địa bàn cuối năm 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng Số vốn huy động dân cƣ (triệu đồng) Thị phần huy động vốn dân cƣ (%)
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Vietinbank Thái Nguyên 1.660.954 1.948.775 2.458,.382 19,29 18,74 17,43 Vietinban Lưu Xá 753.352 915.685 1.111.107 8,75 8,80 7,88 Vietinbank Sông Công 404.591 464.350 642.698 4,70 4,46 4,56
NH Đầu tƣ và Phát triển 1.518.000 1.869.000 2.512.702 17,63 17,97 17,82
NH No&PTNT Thái Nguyên 2.913.519 3.258.335 4.108.240 33,83 31,33 29,13 NH Chính sách XH 7.693 18.900 36.518 0,09 0,18 0,26 NH TMCP Quôc tế 246.587 317.746 319.362 2,86 3,05 2,26 NH TMCP Á Châu 73.222 162.386 170.942 0,85 1,56 1,21 NH TMCP Hàng Hải 36.060 82.005 185.393 0,42 0,79 1,31 NH TMCP Kỹ thương 572.253 615.717 630.405 6,64 5,92 4,47 NH TMCP Quân đội 173.662 346.653 530.593 2,02 3,33 3,76 NH TMCP An Bình 111.301 118.347 262.101 1,29 1,14 1,86 NH Việt nam Thịnh Vượng 140.884 160.141 276.030 1,64 1,54 1,96 NH TMCP Sài gòn thương tín 55.662 199.944 0,00 0,54 1,42 NH TMCP Nam Việt 27.423 328.339 0,00 0,26 2,33 NH TMCP Đông Á 40.136 143.751 0,00 0,39 1,02 NH TMCP Đông Nam Á 187.218 0,00 0,00 1,33 Tổng cộng 8.612.078 10.401.261 14.103.725 100,00 100,00 100,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quy mô huy động vốn dân cư đều tăng qua các năm. Tuy nhiên thị phần huy động vốn dân cư của các ngân hàng TM Nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm dần do sự mở mới của các NHTM cổ phần. Năm 2010 trên địa bàn có 13 ngân hàng, năm 2011 có thêm 3 ngân hàng là 16 và đến năm 2012 là 17 ngân hàng.
Năm 2010, 2011 thị phần huy động vốn dân cư của BIDV đứng thứ 3 sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên nhưng đến 2012 thị phần huy động vốn dân cư của BIDV đứng thứ 2 sau Ngân hàng Nông nghiệp. BIDV đã đưa ra nhiều giải pháp biện pháp như thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng VIP, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sản phâm huy động vốn đa dạng.... vì vậy đây chính là sự nỗ lực trong công tác huy động vốn.
* Tỷ trọng huy động vốn dân cư trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn
Bảng 3.11: Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cƣ trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn năm 2012
Ngân hàng Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) Số vốn huy động dân cƣ (triệu đồng) Tỷ trọng huy động dân cƣ trong tổng nguồn vốn huy động (%)
NH TMCP Công thương Thái Nguyên 2.861.196 2.458.382 85,92 NH TMCP Công thương lưu xá 1.241.816 1.111.107 89,47 NH TMCP Công thương Sông công 785.695 642.698 81,80
BIDV Thái Nguyên 3.182.000 2.512.702 78,97
Agribank Thái Nguyên 4.707.618 4.108.240 87,27
NH Chính sách XH 42.608 36.518 85,71 NH TMCP Quôc tế 342.421 319.362 93,27 NH TMCP Á Châu 216.514 170.942 78,95 NH TMCP Hàng Hải 231.796 185.393 79,98 NH TMCP Kỹ thương 729.306 630.405 86,44 NH TMCP Quân đội 700.380 530.593 75,76 NH TMCP An Bình 284.098 262.101 92,26
NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 296.502 276.030 93,10 NH TMCP Sài gòn thương tín 233.727 199.944 85,55
NH TMCP Nam Việt 341.115 328.339 96,25
NH TMCP Đông Á 153.519 143.751 93,64
NH TMCP Đông Nam Á 208.692 187.218 89,71
Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn chiếm tỷ trọng lớn (từ 75% trở lên). Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng của nguồn vốn này ảnh hưởng rất lớn đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy mô nguồn vốn của các ngân hàng. Đây là nguồn vốn khá ổn định. Nó có vai trò chủ chốt trong việc các NHTM ra quyết định cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn dân cư ngày càng gay gắt. Các ngân hàng sử dụng mọi công cụ, biện pháp để nhằm thu hút nguồn vốn này.
*Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn, huy động vốn dân cư của BIDV
- Phân theo khách hàng:
Bảng 3.12: Quy mô tăng trƣởng huy động vốn của BIDV phân theo khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
Tổng nguồn vốn huy động (trđ) 2.020.904 2.531.740 3.182.000 25,28 25,68
Huy động vốn cuối kỳ dân cư (trđ) 1.518.000 1.869.000 2.512.702 23,12 34,44 Huy động vốn cuối kỳ ĐCTC (trđ) 49.000 137.000 311.000 179,59 127,01 Huy động vốn cuối kỳ DN (trđ) 453.904 525.740 358.298 15,83 -31,84% Nhờ những nỗ lực trong công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên tăng qua các năm cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Năm 2010, Huy động vốn cuối kỳ là: 2.020.904 triệu đồng. Năm 2011 con số này là 2.531.740 triệu đồng tăng 25.28% so với năm 2010. Năm 2012 huy động được 3.182.000 triệu đồng, tăng 25,68 % so với năm 2011.
Trong đó huy động vốn dân cư tăng cao: Năm 2010 số vốn huy động vốn dân cư đạt : 1.518.000 triệu đồng, năm 2011 đạt 1.869.000 triệu đồng tăng 23,12% so năm 2010. Năm 2012 huy động vốn dân cư là 2.512.702 triệu đồng tăng 34,44% so với năm 2011.Như vậy, với điều kiện nền kinh tế khó khăn thì năm 2012 mức tăng 34,44% là mức tăng khá ấn tượng, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 26,1% của toàn ngành.
Huy động vốn từ Định chế tài chính: Năm 2011số vốn huy động đạt 137 tỷ tăng 179,59% so 2010, năm 2012 đạt 311.000trđ tăng 127,01% so với năm 2011. Còn đối với Huy động vốn từ doanh nghiệp: Năm 2012, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nguồn huy động doanh nghiệp giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Tỷ trọng huy động vốn dân cư trong tổng nguồn vốn của BIDV
Bảng 3.13: Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cƣ trong tổng nguồn huy động năm 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Huy động vốn cuối kỳ (trđ) 2.020.904 2.531.740 3.182.000 Huy động vốn dân cư cuối kỳ ( trđ) 1.518.000 1.869.000 2.512.702 Tỷ trọng số dư huy động vốn dân
cư/số dư huy động (%) 75,11 73,82 78,97
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
Năm 2010 - 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng trên 70%. Năm 2012 tỷ trọng tăng cao 78,97%. Điều đó chứng tỏ năm 2012 BIDV đã có rât nhiều chuyển biến trong công tác huy động vốn dân cư.
Năm 2010-2012 tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao năm 2010, năm 2011 vì vậy tâm lý gửi tiền của người dân rất hoang mang, các ngân hàng phải chạy đua lãi suất huy động. Để giữ được khách hàng BIDV đã đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn như tiết kiệm tặng thẻ cào, tiết kiệm linh hoạt với chương trình tiết kiệm này khách hàng có thể gửi kỳ hạn dài nhưng có thể rút ra linh hoạt, lãi suất được hưởng bằng lãi suất kỳ hạn rút ra. Đây là sản phẩm khách hàng rất ưa chuộng vì lãi suất biến động liên tục.
Với sản phẩm tiện ích, lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy trong lúc công tác huy động vốn rất khó khăn thì BIDV vấn tăng trưởng tốt. Điều đó chứng tỏ vị thế và uy tín của BIDV trên thị trường rất tốt.
- Phân theo kỳ hạn
Bảng 3.14: Nguồn vốn huy động dân cƣ phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
phân theo kỳ hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
Không kỳ hạn 58.034 72.897 94.662 25,61 29,86 Kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng 1.160.172 1.697.111 1.698.460 46,28 0,08 Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 299.794 98.992 719.580 -66,98 626,91
Tổng huy động vốn dân cƣ 1.518.000 1.869.000 2.512.702 23,12 34,44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 2010 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 58 034 triệu đồng, năm 2011 đạt 72 897 triệu đồng tăng 25,61% so 2010; năm 2012 đạt 94.662 triệu đồng tăng 29,86% so với năm 2011.
Năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng đạt 1 160 172 triệu đồng, năm 2011 đạt 1.697.111 triệu đồng tăng 46,28% so với năm 2010; năm 2012 đạt 1.698.460 triệu đồng tăng 0.08% so với năm 2011.
Năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 299.794 triệu đồng . Năm 2011 đạt 98.992 triệu đồng giảm 66,98% so với 2010. Đến năm 2012 đạt 719.580 triệu đồng tăng 626,91% so với năm 2011.
Năm 2012 BIDV đã triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt các kỳ hạn 2,3,6,9,12 tháng. Với sản phẩm này khách hàng có thể rút linh hoạt mà vẫn được hưởng lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn rút tiền. Chính sản phẩm này mà BIDV Thái Ngguyên đã thu hút được lượng lớn khách hàng gửi từ các ngân hàng khác.
Ta thấy tốc độ tăng của tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 626%. Nguyên nhân của sự chuyển dịch kỳ hạn 12 tháng trở lên là do biến động của lãi suất và điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thỏa thuận lãi suất với khách hàng kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. BIDVThái Nguyên đã điều hành một cách linh hoạt để có thể huy động vốn kỳ hạn dài này.
Theo quy định thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 11 tháng 6 năm 2012 cho phép các ngân hàng huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên theo lãi suất thỏa thuận. Đây là quy định nhằm khuyến khích nguồn tiền gửi dài hạn.
- Phân theo loại tiền:
Bảng 3.15: Nguồn vốn huy động dân cƣ phân theo loại tiền
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu HĐV phân theo loại tiền
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ
VND 1.392.644 91,74% 1.738.738 93,03% 2.408.206 95,84% Ngoại tệ (quy đổi) 125.356 8,26% 130.262 6,97% 104.496 4,16% Tổng huy động dân cư 1.518.000 100% 1.869.000 100% 2.512.702 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV liên tục tăng trong giai đoạn 2010 - 2012, chủ yếu do huy động vốn bằng nội tệ. Năm 2011, huy động vốn nội tệ đạt 1.738.738 triệu đồng, tăng 24,85% trong khi ngoại tệ tăng 3,91%. Năm 2012, huy động vốn bằng nội tệ đạt 2.408.206triệu đồng, tăng 38,50% so với năm 2011 trong khi đó huy động vốn ngoại tệ lại giảm mạnh (19,78%). Nội tệ vẫn là động lực tăng trưởng chủ đạo của huy động vốn từ dân cư.
Trong cơ cấu nguồn huy động vốn từ dân cư theo loại tiền, nội tệ vẫn là nguồn chủ yếu của Chi nhánh, tỷ trọng nguồn này ngày càng lớn. Năm 2012, nội tệ chiếm 95,84% tổng nguồn huy động dân cư. Điều này cũng bởi các sản phẩm huy động vốn áp dụng cho nội tệ đa dạng, phong phú, tiện ích hơn so với ngoại tệ, đặc biệt là lãi suất. Khi lãi suất huy động nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ, đồng thời từ cuối năm 2011, tỷ giá dần được NHNN điều hành ổn định, rõ ràng gửi tiền bằng nội tệ sinh lời nhiều hơn so với ngoại tệ. Với mức lãi suất huy động ngoại tệ thấp, người dân thường lựa chọn phương án bán ngoại tệ và gửi tiết kiệm nội tệ. Hơn nữa, không chỉ kém hấp dẫn về lãi suất, theo quy chế ngoại hối, các giao dịch bằng ngoại tệ cũng bị hạn chế, do đó nguồn huy động vốn dân cư bằng ngoại tệ có xu hướng giảm sút.Điều này cũng phản ánh niềm tin của người dân vào đồng nội tệ đã phần nào được lấy lại.
- Về nền khách hàng và khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn dân cư của BIDV giai đoạn 2010-2012:
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên địa bàn toàn tỉnh, đội ngũ cán bộ Chi nhánh Thái Nguyên đã có sự nỗ lực vượt bậc trong công tác tiếp thị, tuyên truyền để thu hút khách hàng. BIDV Thái Nguyên là một trong 3 NHTM trên địa bàn có số lượng khách hàng lớn nhất. Đặc biệt trong 03 năm qua, số lượng khách hàng cá nhân và khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm duy động vốn đã tăng trưởng không ngừng về giá trị tuyệt đối và tương đối cho thấy sự ưa chuộng và uy tín của BIDV Thái nguyên đối với các khách hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng gia tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.16: Số lƣợng khách hàng cá nhân, khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn dân cƣ năm 2010-2012
Đơn vị : Khách hàng
Khách hàng
Số lƣợng khách hàng So sánh (%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Khách hàng cá nhân 44 420 60 193 78 589 35,51 30,56 Khách hàng huy động vốn dân cư 42 501 58 452 77 696 37,53 32,92
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
Số lượng khách hàng của BIDV Thái Nguyên tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012 với tỷ lệ tăng trưởng tổng số khách hàng là trên 30%. Đây được coi là bước chuyển biến lớn của BIDV Thái Nguyên khi mà số khách hàng cá nhân năm 2012 là 78.589 khách hàng trong đó khách hàng huy động vốn cá nhân là 77.696 khách hàng, tăng mạnh so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng lượng khách hàng cá nhân là do BIDV Thái Nguyên đã cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản và phát hành thẻ cho cá nhân. Trong giai đoạn này có rất nhiều đơn vị trả lương qua BIDV. Năm 2011 BIDV đã thực hiện mở tài khoản cho trên 3000 cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ TNG Thái Nguyên, thực hiện mở tài khoản chứng khoán cho trên 5000 cổ đông của công ty Cổ phân Gang thép Thái Nguyên, các sinh viên các trường đại học và rất nhiều đơn vị trả lương cho cán bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm trước đây, BIDV Thái Nguyên được coi là ngân hàng chủ yếu phục vụ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cho nên lượng khách hàng cá nhân biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của BIDV Thái Nguyên rất hạn chế. Gia tăng khách hàng cá nhân trong đó gia tăng khách hàng huy động vốn cá nhân chính là gia tăng tên tuổi, hình ảnh, vị thế và thương hiệu BIDV của BIDV Thái Nguyên trên địa bàn.
- Về thực hiện phân đoạn khách hàng để thực hiện chính sách khách hàng
Từ năm 2010, BIDV Thái Nguyên đã thực hiện phân đoạn khách hàng. Từ phân đoạn đó đã đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng đối với từng phân đoạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.17: Kết quả và cơ cấu huy động vốn từ dân cƣ theo nhóm khách hàng từ 2010-2012
Nhóm khách hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dƣ huy động (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng nguồn huy động từ dân cƣ (%) Số dƣ huy động (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng nguồn huy động từ dân cƣ (%) Số dƣ huy động (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng nguồn huy động từ dân cƣ (%) Khách hàng VIP 859 56,58 980 52,43 1.444 57.48 Khách hàng thân thiết 297 19,56 488 26,11 589 23,44 Khách hàng phổ thông 362 23,86 401 21,46 479 19,08 Tổng nguồn vốn huy