Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Rõ ràng giảm lãi suất huy động sẽ khiến kênh gửi tiền kém hấp dẫn hơn song điều này là phù hợp với tình hình nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, NHNN cần điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế, chính sách của Chính phủ, tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng để định ra lãi suất cơ bản, lãi suất trần, biên độ dao động,… phù hợp với mối quan hệ cung cầu về vốn và đảm bảo cho các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi. Đồng thời, NHNN cần thường xuyên theo dõi, phân tích lãi suất trên thị trường vốn và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế để điều chỉnh linh hoạt, kịp thời sao cho đảm bảo được lãi suất thực dương. Bên cạnh đó, việc thay đổi lãi suất đột ngột thường gây xáo động thị trường, do đó trước mỗi lần có sự điều chỉnh về lãi suất, NHNN cần có những động thái công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể nắm bắt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Ổn định tỷ giá: đây là một trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ của NHNN. Ổn định tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ cũng là điều kiện quan trọng để huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá biến động theo xu hướng tăng giá trị đồng Việt Nam, người dân sẽ rút tiền gửi bằng nội tệ của mình ở ngân hàng để mua ngoại tệ mạnh. Điều này làm cho nguồn vốn nội tệ trở nên kham hiếm hơn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong chi trả. Lúc này nếu khách hàng sau khi mua ngoại tệ sẽ tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng không đổi nhưng nếu khách hàng sau khi mua ngoại tệ không gửi vào ngân hàng nữa thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ giảm xuống và ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động quản lý nguồn vốn huy động. Cùng với đó, khi đồng Việt Nam được đánh giá cao hơn giá trị thực của nó sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, để điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp với cung cầu thị trường NHNN cần thực hiện:

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách về quản lý ngoại hối. - Vận hành cơ chế điều tiết tỷ giá theo hướng dần nới rộng dần sự kiểm soát, khách quan hơn, hướng tỷ giá chính thức trên thị trường liên ngân hàng dần sát với tỷ giá trên thị trường theo quan hệ cung cầu.

- Tăng cường dự trữ ngoại hối, kết hợp quả lý chặt chẽ, xây dựng nguyên tắc sử dụng phù hợp để chủ động can thiệp vào thị trường khi cần thiết.

- Phân tích thị trường, tập trung ngoại tệ và đào tạo cán bộ giỏi chuyên môn để tiến tới thành lập thị trường hối đoái. Đây là một kênh huy động vốn ngoại tệ sẽ nâng cao được giá trị đồng nội tệ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)