5. Kết cấu của luận văn
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu nghiên cứu về hoạt động huy động nguồn vốn dân cư có nhiều, phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu như:
- Chỉ tiêu số lượng khách hàng của ngân hàng các năm.
- Chỉ tiêu số lượng khách hàng tiền gửi của ngân hàng các năm - Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng các năm.
- Chỉ tiêu huy động vốn, thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn các năm.
- Chỉ tiêu dư nợ tín dụng, thị phần dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn các năm.
- Chỉ tiêu kết quả và cơ cấu huy động vốn dân cư phân theo nhóm khách hàng - Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng các năm.
- Tỷ trọng nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn huy động – đơn vị (%) - Mức độ hài lòng của khách hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km². Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí thuận lợi như vậy Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường song hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37,1B cùng các hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi lại thuận tiện.
Vị trí này đã đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Bắc nhất là khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội hoàn thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2. Nhân khẩu của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên hiện có 293.000 hộ gia đình, với dân số khoảng 1,3 triệu dân.Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.
3.1.3. Về văn hóa, y tế, giáo dục
Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, nhiều trường cao đẳng và trung cấp nghề khác. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người…
Theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế.
3.1.4. Về tiềm năng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương.
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.8
Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung bình cả nước cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi phía bắc là 2.983.200 đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. Sang 2012, Thái Nguyên đã xếp ở vị trí thứ 17. Tập đoàn Samsung sẽ đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư bước đầu 2 tỷ Đô la Mỹ, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ có công suất thiết kế đạt khoảng 100 triệu sản phẩm mỗi năm. Đây là cơ hội lớn để BIDV đẩy mạnh hoạt động ngân hàng đặc biệt là huy động vốn từ dân cư do dự án của tập đoàn Sam Sung mang lại.
3.2. Giới thiệu về BIDV và BIDV Thái Nguyên
3.2.1. Giới thiệu về BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 56 năm, đến
8
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 (2010), Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam và đã chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 5 năm 2012.
3.2.2. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên
3.2.2.1. Lịch sử hình thành
BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV, được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau gần 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957-1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái (1990-1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên từ (1997-2011); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (từ tháng 5 năm 2012).
3.2.2.2. Tên gọi, địa chỉ
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên.
- Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam, Thai Nguyen Branch. Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 653, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
Chức năng: BIDV Thái Nguyên có chức năng như một ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
Quyền hạn:
+ BIDV Thái Nguyên được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn. + Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: Ban giám đốc với 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 9 Phòng giao dịch với tổng số 174 cán bộ công nhân viên năm 2012.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức tại BIDV Thái Nguyên
BAN GIÁM ĐỐC P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch tổng hợp P. Quan hệ khách hàng 1 P. Quan hệ khách hàng cá nhân P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ P. Quản lý rủi ro P. Quản trị tín dụng P. Tài chính kế toán P. GDKH cá nhân P.GD KH Doanh nghiệp Các PGD P. Quan hệ khách hàng 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
3.2.2.4. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
* Hoạt động huy động vốn
Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) 2 020 904 2 531 740 3 182 000 25,28 25,68 Nguồn vốn huy động bình quân (Triệu đồng) 1 795 000 2 268 000 2 930 000 26,35 29,19 Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 2.020.904 triệu đồng. Nguồn vốn huy động bình quân đạt 1.795.000 triệu đồng.
Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt: 2.531.740 triệu đồng tăng 25,28% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2011 đạt 2.268.000 triệu đồng tăng 26,35% so với năm 2010.
Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.182.000 triệu đồng, tăng 25,68% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2012 đạt 2.930.000 triệu đồng, tăng 29,19% so với năm 2011.
Từ 2010-2012 tổng nguồn vốn của BIDV Thái Nguyên liên tục tăng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2010 tỷ lệ lạm phát tăng cao: 11,75%, đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ lạm phát là: 18,13%. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Ngân hàng NHTMCP ĐT & PT Việt Nam, với sự nỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lực phấn đấu chi nhánh đã nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng huy động vốn.
- Về thị phần huy động vốn trên địa bàn
Với nhu cầu của khách hàng và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tổng nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua.
Bảng 3.2: Huy động vốn và thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn cuối các năm 2010 - 2012
Ngân hàng Số vốn huy động (triệu đồng) Thị phần huy động (%)
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
NH TMCP
Công thương Thái Nguyên 2 032 068 2 333 920 2 861 196 19,43 18,28 17,28 NH TMCP
Công thương lưu xá 864 575 1 083 585 1 241 816 8,27 8,49 7,50 NH TMCP
Công thương Sông công 500 088 579 622 785 695 4,78 4,54 4,74
NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển 2 020 904 2 531 740 3 182 000 19,33 19,82 19,22 NH No&PTNT 3 165 283 3 594 305 4 707 618 30,27 28,15 28,43 NH Chính sách XH 11 338 23 006 42 608 0,11 0,18 0,26 NH TMCP Quôc tế 451 989 407 985 342 421 4,32 3,19 2,07 NH TMCP Á Châu 82 559 199 101 216 514 0,79 1,56 1,31 NH TMCP Hàng Hải 55 890 120 607 231 796 0,53 0,94 1,40 NH TMCP Kỹ thương 722 369 722 518 729 306 6,91 5,66 4,40 NH TMCP Quân đội 265 939 462 163 700 380 2,54 3,62 4,23 NH TMCP An Bình 130 429 179 927 284 098 1,25 1,41 1,72 NH TMCP Việt nam Thịnh Vượng 153 341 172 099 296 502 1,47 1,35 1,79 NH TMCP Sài gòn thương tín 65 655 233 727 0,00 0,51 1,41 NH TMCP Nam Việt 206 024 341 115 0,00 1,61 2,06 NH TMCP Đông Á 88 213 153 519 0,00 0,69 0,93 NH TMCP Đông Nam Á 208 692 0,00 0,00 1,26