Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thờ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thờ

gian tới

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái và từng bước phục hồi lấy lại đà tăng trưởng. Quá trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với thị trường thế giới và khu vực. Ở trong nước các thể chế kinh tế dần được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, kế cấu hạ tầng kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông đối ngoại như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường quốc lộ 3,… được đầu tư phát triển sẽ mang lại nhiều cơ hội cho tỉnh Thái Nguyên mở rộng mối quan hệ với bên ngoài; sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu tổng quát của tỉnh Thái Nguyên: Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa để đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 được thông qua trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII là :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12 - 13%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông, lâm nghiệp tăng 4,5%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp 15%.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên. + Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên. + Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%.

+ Thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 20% trở lên (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất).

+ GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng (tương đương 2.100 USD).

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 93 - 94)