0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 -116 )

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Từ thực tiễn hoạt kinh nghiệm của các ngân hàng trên đặc, có thể thấy: biệt là Vietcombank,Vietinbank, Techcombank chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV như sau:

Thứ nhất, uy tín là yếu tố tác động lớn đến hành vi gửi tiền của dân cư.

Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng các TCTD khá lớn bên cạnh đó là sự kiện sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người dân, nhiều người lo sợ rằng các khoản tiền gửi không được bảo đảm. Do đó, tâm lý tin và gửi tiền vào các ngân hàng lớn, có uy tín là tất yếu. Sẵn có nền tảng lâu năm, củng cố uy tín chính là điều mà BIDV cần phải tiếp tục củng cố.

Thứ hai, cần có chính sách lãi suất linh hoạt hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể để vẫn huy động được khối lượng vốn cần thiết với chi phí hợp lý.

Thứ ba, nhu cầu các cá nhân ngày càng đa dạng và không chỉ bó hẹp trong

các sản phẩm tiền gửi truyền thống. Khách hàng không chỉ có nhu cầu gửi tiền nhằm hưởng lãi, mà còn sử các tiện ích khác để có được sự thuận tiện về không gian, thời gian... Vì vậy, việc phát triển đa dạng các sản phẩm dành cho cá nhân từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán cùng các dịch vụ đi kèm như thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử... là việc cần chú trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư, trong thời buổi kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với nhiều lựa chọn gửi tiền và thường được coi như “thượng đế”. Sự thoải mái khi được phục vụ, chăm sóc tốt là có thể coi là một trong những yếu tố quyết định đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Đây cũng là tiêu chí đánh giá hình ảnh một ngân hàng hiện đại, năng động. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ là điều tất yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng về hoạt động huy động vốn từ dân cư của BIDV Thái Nguyên như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế là gì ?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ dân cư ? - Những giải pháp nào để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại BIDV Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên là một ngân hàng lớn trên địa bàn nhưng có mạng lưới chưa phát triển mạnh so với các ngân hàng bạn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp vì thế hoạt động huy động vốn từ dân cư còn nhiều hạn chế nên sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá để đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng này.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập 2 nguồn tài liệu là: tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

2.2.2.1. Tài liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về hoạt động huy động vốn và huy động vốn trong dân cư của ngân hàng thương mại. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường Đại học kinh tế quốc dân, BIDV, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2. Tài liệu sơ cấp

- Được thu thập trực tiếp từ khách hàng thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn.

* Mẫu điều tra

Đối với điều tra khách hàng: Khảo sát được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm 200 mẫu trong đó khu vực phía bắc chọn huyện Đồng Hỷ, trung tâm chọn thành phố Thái Nguyên chon 80 mẫu và khu vực phía nam chọn thị xã Sông Công 60 mẫu. Đối tượng là khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên là: Lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, công chức, viên chức, công nhân, nhân viên, người kinh doanh tự do, người nghỉ hưu. ...

Những mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho các đối tượng khách hàng, cho từng khu vực, vừa đại diện và suy rộng được cho cả địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Mục tiêu của cuộc khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm đánh giá công tác huy động vốn trong dân cư của BIDV Thái Nguyên trên thị trường tài chính ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng và những nhân tố tác động, chi phối đến hoạt động huy động vốn trong dân cư tại BIDV Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong dân cư BIDV Thái Nguyên.

* Phương pháp thực hiện

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các vùng, đối tượng điều tra theo bảng sau:

Đối với điều tra khách hàng

Bảng 2.1. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

Khu vực điều tra Số lƣợng mẫu Tỷ lệ (%)

Tổng số 200 100

Thành phố Thái Nguyên 80 40

Thị xã Sông Công 60 30

Huyện Đồng Hỷ 60 30

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013

Các khách hàng cá nhân được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo các tiêu chí: (i) Giới tính; (ii) Độ tuổi; (iii) Trình độ học vấn; (iv) Thu nhập;Số lượng và tỷ lệ cơ cấu như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2. Số mẫu cá nhân điều tra theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn

Tiêu chí Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Nam Nữ <22T 22-30 >30-55 >55 Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên ĐH Số mẫu 90 110 15 35 120 30 43 25 33 79 20 Tỷ lệ (%) 45 55 7,5 17,5 60 15 21,5 12,5 16,5 39,5 10

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013

Bảng 2.3. Số mẫu cá nhân điều tra theo tiêu chí thu nhập

Đơn vị: triệu đồng

Tiêu chí Cộng Thu nhập

<4 4-6 >6-10 >10-20 >20

Tổng thu nhập 200 45 100 30 18 7

Tỷ lệ (%) 100 22,5 50 15 9 3,5

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013 Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra dành cho khách hàng có các thông tin chủ yếu như: (i) Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, (ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận diện về thương hiệu và các sản phẩm huy động vốn của BIDV đối với khách hàng, đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên. Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể, để người được điều tra hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê cần thiết như: Phân tổ thống kê, Bảng thống kê, Đồ thị thống kê.

Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử

...

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.1.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phương pháp thu thập thông tin.

2.1.4.2. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)-là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.

Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh.

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư và phát triển thương hiệu BIDV tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một địa phương, phân tích các đề xuất hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của doanh nghiệp hay của một địa phương. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều người nghiên cứu lựa chọn. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức mà BIDV Thái Nguyên đang phải đối mặt:

Điểm mạnh: Những yếu tố lợi thế của BIDV Thái Nguyên để đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư.

Điểm yếu: Những yếu kém về chính sách khách hàng năng lực quản lý, về vốn, về công nghệ, mạng lưới, nhân lực…của BIDV Thái Nguyên có ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên mà có thể khắc phục được.

Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại cho BIDV Thái Nguyên. Thách thức: Những khó khăn cho việc đẩy mạnh huy động nguồn vốn dân cư tại BIDV Thái Nguyên.

Trên cơ sở đó thiết lập và phân tích ma trận SWOT để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động nguồn vốn dân cư trong năm tới.

2.2.4.3. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 và không gian tại địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng Hỷ. Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư của BIDV Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu nghiên cứu về hoạt động huy động nguồn vốn dân cư có nhiều, phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu như:

- Chỉ tiêu số lượng khách hàng của ngân hàng các năm.

- Chỉ tiêu số lượng khách hàng tiền gửi của ngân hàng các năm - Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng các năm.

- Chỉ tiêu huy động vốn, thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn các năm.

- Chỉ tiêu dư nợ tín dụng, thị phần dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn các năm.

- Chỉ tiêu kết quả và cơ cấu huy động vốn dân cư phân theo nhóm khách hàng - Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng các năm.

- Tỷ trọng nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn huy động – đơn vị (%) - Mức độ hài lòng của khách hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km². Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí thuận lợi như vậy Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường song hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37,1B cùng các hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi lại thuận tiện.

Vị trí này đã đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Bắc nhất là khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội hoàn thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Nhân khẩu của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên hiện có 293.000 hộ gia đình, với dân số khoảng 1,3 triệu dân.Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.

3.1.3. Về văn hóa, y tế, giáo dục

Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, nhiều trường cao đẳng và trung cấp nghề khác. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người…

Theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 -116 )

×