Định hướng:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 107 - 114)

1. Những căn cứ để xác định phương hướng và giải pháp phát triển nguồn

1.2. Định hướng:

Phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn chặt với việc phát triển con người, kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người phát triển, ngược lại khi con người phát triển toàn diện thì xã hội lại càng phát triển hơn. đó là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển; con người với vai trò là trung tâm của mọi hoạt động nhưng phải “vừa hồng vừa chuyên”; như vậy, đó mới là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Tỉnh Nghệ An muốn đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội thì một nhiệm vụ đòi hỏi vô cùng cấp bách và quan trọng là phải có những đột phá về cơ chế, chính sách và đồng bộ trong quản lý và điều hành, thực sự “coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, coi phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm không tách rời với việc phát triển kinh tế - xã hội; với quan điểm trên ta cần phân tích rõ những mục tiêu, định hướng

phát triển nguồn nhân lực mà tỉnh Nghệ An đang đặt ra cho cả trước mắt và lâu dài, cụ thể như sau:

Cần coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, gắn đào tạo với sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao từ các địa phương, các trường đào tạo, có thể từ nước ngoài về làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh;

Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát huy trình độ và năng lực trong lĩnh vực mà họ đảm nhận, tạo môi trường làm việc để người lao động có cơ hội thể hiện năng lực của mình, được thăng tiến, có thu nhập cao và ổn định; góp phần tạo nền móng cho ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội; đó cũng là quan điểm chung mà Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020 đã được thể hiện trong Nghị quyết của tỉnh Đảng Bộ lần thứ XVII, như sau:

Nâng cao giáo dục toàn diện, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục miền núi. Quy hoạch, xây dựng, củng cố mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.

Nâng cao chất lượng phổ cập chất lượng giáo dục tiểu học, 60% học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ theo chương trình mới. 60 % trẻ khuyết tật được hoà nhập vào môi trường giáo dục, các thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò và các huyện miền núi Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn đạt phổ cập giáo dục trung học.

Xây dựng trường chuyên Phan Bội Châu thành 1/15 trường trọng điểm của cả nước, xây dựng mới Trường Dân tộc nội trú 2.

Khuyến khích mở rộng, phát triển đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của tình và khu vực. Tập trung đầu tư, nâng cấp các trường Cao đẳng: Văn hoá, Kinh tế, Sư phạm lên thành trường Đại học.

(Trích Nghị quyết Đại hội lần thứ 17)

Huy động nhiều nguồn lực tiếp tục đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn tỉnh vào năm 2008, triển khai phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở một số phường, xã có điều kiện; đến năm 2010 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho thanh niên trong độ tuổi ở thành phố Vinh và một số thị trấn.

Số lao động được giải quyết việc làm từ 55 - 60 ngàn người; bình quân 12 ngàn người/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2012 đạt 25%.

Đến năm 2010 có 20% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên đạt chuẩn, 95% trẻ em dưới 5 tuổi được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, 20% học sinh tiểu học thực hiện học 2 buổi/ngày.

Thành lập trường trung học chuyên nghiệp và thành lập các Trường Đại học trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục liên kết với các trường đại học phía Nam mở các lớp đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao ở những ngành, lĩnh vực có điều kiện, phù hợp với quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Từ những định hướng trên đây cho ta thấy quan điểm chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An là nhất quán phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; từ chỗ xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu nên các cấp uỷ Đảng và chính quyền của tỉnh đã có chương trình hành động cụ thể để nguồn nhân lực của tỉnh

không những giỏi về chuyên môn mà còn có đạo đức và tác phong công nghiệp phù hợp với xu thế Hội nhập kinh tế quốc tế; mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế đến năm 2010 được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 12 - 13%/năm

Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm 39 - 40% 65% số trường đạt chuẩn quốc gia

Nông, Lâm, Ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 20 - 21% Dịch vụ tăng bình quân hàng năm 39 - 40%

(Trích Nghị quyết Đại hội lần thứ 17)

Dự báo cung lao độngcủa tỉnh Nghệ An đến năm 2020:

Bảng 14: Dự báo dân số và lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Đơn vị: Người Tăng trưởng BQ/năm (%) Nội dung 2010 (hiện trạng) 2015 2020 10-15 16-20 1. Tổng dân số 2.929.107 3.046.023 3.180.227 0,79 0,87 - Thành thị 383.641 470.915 562.264 4,18 3,61 - Nông thôn 2.545.466 2.575.108 2.617.963 0,23 0,33 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 13,097541 15,5 17,7

2. Dân số trong tuổi LĐ 1.974.218 2.159.630 2.292.944 1,81 1,21

- Tỷ trọng so với tổng dân số(%) 67,4 70,9 72,1 3. Dưới tuổi LĐ 638.838 517.824 467.493 -4,11 -2,02 - Tỷ trọng so với tổng dân số(%) 21,8 17,0 14,7 4. Ngoài tuổi LĐ 316.051 368.569 419.790 3,12 2,64 - Tỷ trọng so với tổng dân số(%) 10,79 12,10 13,20 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua do chính sách dân số được kiểm soát chặt chẽ, kèm theo đó là một số lượng lớn người thuộc giai đoạn tăng sinh bắt đầu bước vào tuổi lao động nên nhóm dân số dưới tuổi lao động giảm cả về số lượng và tỷ trọng, từ mức 21,8% dân số năm 2010 xuống còn khoảng 14,7% dân số năm 2020.

Cùng với mô hình dân số của cả nước, dân số tỉnh Nghệ An cũng đang ở trong giai đoạn dân số vàng trong đó nhóm dân số trong tuổi lao động có tỷ trọng khá cao. Hiện tượng xuất cư mạnh diễn ra trong thời gian qua (tỷ suất di cư thuần đạt mức -42,1%o trong thời gian 5 năm qua), lại chủ yếu là nhóm người trong độ tuổi lao động nên nhóm này hụt một số lượng người khá lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số vẫn có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2016 từ mức 67,4% năm 2010 lên 70,9% năm 2015 và 72,1% năm 2020. Xu hướng biến đổi tỷ trọng lao động trong độ tuổi so với tổng dân số đã phản ánh đúng diễn biến của quá trình dân số vàng nói chung. Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần phải cân đối, đào tạo và sử dụng lực lượng lao động này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Do điều kiện sống được cải thiện, khả năng tiếp cận hạ tầng xã hội như y tế, chăm sóc sức khỏe người già được tăng lên nên tỷ trọng nhóm dân số ngoài tuổi lao động so với tổng dân số có xu hướng tăng nhanh từ mức 10,79% năm 2010 lên mức 12,1% năm 2015 và đạt mức 13,2% vào năm 2020.

Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020:

Bảng 15: Dự báo nguồn lao động đến năm 2020

Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu 2010 2015 2020

1 Dân số trong tuổi lao động 1.871.861 1.940.433 1.920.737

2 Thất nghiệp tự nhiên 37.437 29.106 19.207

3 Đi học 93.593 97.022 96.037

4 Nội trợ 149.749 174.639 192.074

5 Khác 93.593 97.022 96.037

6 Lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc 1.534.926 1.571.750 1.536.590 - Tỷ trọng so với dân số trong tuổi lao động 82,0 81,0 80,0

- Tỷ trọng so với tổng dân số 52,2 52,2 49,7

Theo trình độ đào tạo nghề: Đến năm 2015 dự báo có trên 55% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo (868,2 nghìn lao động) trong đó có 408 nghìn lao động được đào tạo nghề (47% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm gần 5%; sơ cấp nghề chiếm 2,8%; trung cấp nghề chiếm 8,2%; cao đẳng nghề chiếm 24,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 59,4%. Đến năm 2020 dự báo có trên trên 477,2 nghìn lao động được đào tạo nghề (50% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm trên 4,3%; sơ cấp nghề chiếm 1,9%; trung cấp nghề chiếm 7,2%; cao đẳng nghề chiếm 31,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 55,2%.

Lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm 2015 có khoảng 40,8 nghìn người, chiếm 4,7% tổng lao động được đào tạo; đến năm 2020 có khoảng 43,32 nghìn người, chiếm 4,54% tổng lao động được đào tạo.

Lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và trình độ cao hơn: Đến năm 2015 có khoảng 224.000 người, chiếm 25,6% tổng số lao động được đào tạo; đến năm 2020 có 250 nghìn người, chiếm 26,2% tổng số lao động được đào tạo.

Mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động. Nâng số ngày làm việc bình quân của một lao động ở nông thôn. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2,1% tổng lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 3%.

* Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực đến năm 2020:

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển và vui chơi giải trí chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, du lịch văn hóa, lịch sử và khu nghỉ dưỡng. Phát triển các khu du lịch ven biển, khu du lịch Hồ ồ, khu du lịch Hồ Xuân Dương … trở thành khu du lịch phức hợp với nhiều loại hình du lịch cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phát triển kinh doanh dịch vụ: trung tâm giao dịch, dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm; trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu, hội chợ và triển lãm quốc tế; trung tâm sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu; trung tâm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa quốc tế.

Phát triển khu phi thuế quan mà trọng tâm là khu thương mại tự do; hình thành các trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu, hội chợ và triển lãm quốc tế; trung tâm sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu; trung tâm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa quốc tế; trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lôgistic trong khu thương mại tự do.

Phát triển các dịch vụ giáo dục và đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên công nghệ cao... dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; dịch vụ về nhà ở, sinh hoạt văn hóa và các dịch vụ khác có liên quan đến đời sống của cư dân và khách vãng lai.

Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức như: dịch vụ bưu chính, viễn thông; dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ tài chính, ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm.

* Phát triển công nghiệp và hình thành khu công nghiệp

Phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, đồng thời thu hút phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, phục vụ tiêu dùng và phục vụ các khu công nghiệp, khu du lịch... ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới; sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

Hình thành và phát triển khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, ưu tiên hình thành và phát triển các khu công nghiệp chủ yếu trong Khu kinh tế Đông Nam như: Khu thuế quan (650ha), Khu phi thuế quan (2.800ha), Khu đô thị Đông Bắc (676ha), Khu đô thị Tây Bắc (220 ha),

Khu đô thị Đông Nam (480), Khu đô thị phía Đông (242). Trong đó, một số ngành nghề thu hút đầu tư chủ yếu là:

Sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tại chỗ (cả gia công tái chế), hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, thương mại dịch vụ (phân loại đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hoá quá cảnh, bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống) và các hoạt động thương mại - dịch vụ khác.

Chế biến nông - lâm - thuỷ sản, rượu, bia, nước giải khát, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, lắp ráp máy, dệt may, nhựa, hàng tiêu dùng, dụng cụ thể thao, thiết bị văn phòng phẩm. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Cơ khí chế tạo phụ tùng, sản xuất các thiết bị cơ khí chính xác, lắp ráp kỹ thuật số; chế biến nông-lâm-thuỷ sản; sản xuất hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lương cao. Chỉ tiếp nhận các dự án không gây ô nhiễm môi trường hoặc có thể kiểm soát được các tác nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 107 - 114)