Hiện trạng về đào tạo nhân lực:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 80 - 83)

2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồnnhân lực trong khu Kinh tế Đông

2.2.2Hiện trạng về đào tạo nhân lực:

Trong giai đoạn từ 2001-2010, ngành giáo dục - đào tạo Nghệ An đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở trường lớp được đầu tư, xây dựng nên số lượng trường học ở các cấp học tăng lên đáng kể. Hệ thống trường lớp được mở rộng đến các thôn, bản vùng cao, vùng xa tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi được đến lớp.

Bảng: 10: Số sinh viên con em trong tỉnh đỗ Đại học, Cao đẳng qua các năm Đơn vị: người Nội dung 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I. Đại học 4.354 5.894 8.576 9.923 10.931 11.096 11.993 Số SV ĐH/1vạn dân 15 19 28 32 35 38 41 II. Cao đẳng 871 2.482 4.290 5.697 8.037 9.052 10.530 Số SV CĐ/1vạn dân 3 8 14 18 26 31 36 III. Trường nghề 29.598 33.148 34.623 36.167 41.895 60.152 63.473 Số SV học nghề/1vạn dân 299 292 298 304 335 471 497 Tổng số SV (ĐH, CĐ, học nghề) 34.824 41.524 47.492 51.787 60.899 80.300 85.995 Tổng số SV các loại/1vạn dân 120 137 155 167 195 275 294

Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

Chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện của tỉnh ngày càng được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển ngành giáo dục nên giai đoạn 2001-2010 tỉnh Nghệ An có số sinh viên/1 vạn dân tăng nhanh, nếu như năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 120 sinh viên/1 vạn dân (bao gồm sinh viên đại học, cao đẳng, hệ dạy nghề) thì năm 2010 con số này tăng lên gấp 2,45 lần so với năm 2000 đạt bình quân 294 sinh viên/1 vạn dân. Số sinh viên đại học trên 1 vạn dân của tỉnh Nghệ An ngày càng tăng, năm 2000 mới chỉ có 15 sinh viên/1 vạn dân thì con số này năm 2010 đã tăng lên 2,73 lần đạt 41 sinh viên/1 vạn dân.

Hiện nay, đa số người học thích chọn những ngành kinh tế, ngành có cơ hội trúng tuyển cao hoặc dễ học để đăng ký tuyển sinh hoặc đăng ký nhập học. Ngoài những trường đào tạo theo chuyên ngành thì các trường

đào tạo đa ngành cũng tập trung phát triển các mã ngành có nhiều người học, đầu tư cơ sở vất chất ít. Vì thế, các ngành như quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, đang dư thừa lao động. Trong khi đó, một số nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ cao như vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ sinh học có nhu cầu cao thì lại ít người học, một số ngành do chưa có cơ sở đào tạo như luật - hành chính, y tế, văn hóa - nghệ thuật, xã hội - nhân văn… thì vẫn đang trông chờ vào nguồn cung lao động từ các tỉnh khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế.

Các trường ĐH-CĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần đào tạo nhân lực khá dồi dào cho tỉnh và khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn chưa ổn định ở từng trường và chưa đồng đều giữa các trường, một số ngành, một số trường có chất lượng đào tạo tốt, có uy tín đối với nhà tuyển dụng nhưng cũng còn nhiều trường, ngành đào tạo sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các kỹ năng làm việc của sinh viên còn hạn chế, đa phần cần được đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng, số sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc chuyên môn có tiến triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Giáo dục phổ thông: Quy mô học sinh theo học các cấp học phổ thông có xu hướng giảm (do giảm tỷ lệ sinh), song quy mô học sinh cấp trung học phổ thông theo học công lập liên tục tăng và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đã được nâng lên đáng kể.

Số người được cử đi học cử tuyển tại các trường đại học, cao đẳng trong thời gian qua liên tục tăng, năm học 2010-2011 có 426 người được cử đi học các trường đại học, cao đẳng trong đó đại học là: 325 người và cao đẳng 101 người, trung cấp chuyên nghiệp là 85 người.

Đào tạo các cấp trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng nhanh trong thời kỳ 2006-2010, tăng hơn 1,7 lần. Số sinh viên đại học tăng gần 1,8 lần. Số sinh viên cao đẳng tăng 1,5 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng gần 2,2 lần.

Hệ dạy nghề: Từ năm 2006 đến năm 2010 đã đào tạo cho: 238.050 người bao gồm:

Cao đẳng nghề: 8.410 người trong đó nữ: 1.518 (chiếm 18%); Trung cấp nghề: 40.945 người trong đó nữ: 8.741 (chiếm 21,3%); Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 118.695 người trong đó nữ: 69.419 (chiếm 36,8%);

Bảng 11: Số học viên tốt nghiệp hàng năm giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: người, %

Bậc đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 31.150 37.100 43.800 60.000 66.000

+ Sơ cấp, nghề và dạy nghề thường

xuyên 23.990 28.245 34.000 48.960 53.500

+ Trung cấp nghề 7.160 8.455 7.600 8.730 9.000

+ Cao đẳng nghề 400 2.200 2.310 3.500

Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Sơ cấp, nghề và dạy nghề thường

xuyên 77,01 76,13 77,63 81,60 81,06

+ Trung cấp nghề 22,99 22,79 17,35 14,55 13,64

+ Cao đẳng nghề 0,00 1,08 5,02 3,85 5,30

Nguồn: Sở lao động TB&XH tỉnh Nghệ An

Hoạt động dạy nghề cho người lao động đã thu hút sự tham gia tích cực của các Hội và Đoàn thể trong tỉnh như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… qua đó góp phần đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong thời gian 5 năm qua, công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn từng bước được kiện toàn và phát triển với kết quả đã đào tạo nghề cho khoảng 27.896 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đào tạo bậc dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu đào tạo nghề của tỉnh. Năm 2010, tỷ lệ đào tạo từ trung cấp nghề trở lên chỉ chiếm 18,9%, còn lại là trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng (81%). Nhìn chung, lao động được đào tạo tuy đạt các chỉ tiêu đề ra nhưng cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, các nhà sử dụng lao động. Hoạt động đào tạo của phần lớn các trường, cơ sở dạy nghề chưa thật sự gắn kết với doanh nghiệp nên một số cơ sở tuyển dụng phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại.

Các cấp uỷ Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; quy trình cử cán bộ đi học đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan. Đối tượng cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, dân tộc thiểu số, trẻ được cử đi học nhiều hơn. Nội dung đào tạo bước đầu đáp ứng một số nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao, thể hiện rõ ở cả 3 cấp; một số ngành nghề như trồng trọt, kinh tế nông nghiệp, luật…được đào tạo đáp ứng nhu cầu ở một số địa phương, đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 80 - 83)