Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 38 - 48)

3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồnnhân lực trong quá trình

3.2.Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Trong nhiều năm qua, mặc dù giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung, vẫn còn tồn tại nhiều nghịch lý, chưa theo kịp trình độ phát triển của giáo dục thế giới, thậm chí còn nhiều tiêu cực nảy sinh trong hệ thống giáo dục. Bước vào năm học mới, bên cạnh niềm vui đưa con, nhìn con đến trường, hân hoan với sự trưởng thành của con cái, là nỗi băn khoăn, lo lắng, của các bậc phụ huynh khi nghĩ đến những việc phải làm đối với việc học tập của con trong suốt cả năm học.

“Chúng ta không thiếu việc làm mà thiếu cử nhân làm được việc”. Nhận xét khái quát này cho thấy việc đào tạo học để có nghề và ra làm được nghề có rất nhiều bất cập. Điều này tồn tại đã lâu và được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa thể khắc phục. Chính vì thế mà hằng năm Việt Nam có khoảng 223.000 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ công lập và 22.700 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ dân lập (theo số liệu của Tổng cục Thống kê),

nhưng tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường bị thất nghiệp là 63%

(theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chú trọng áp dụng các loại hình chính sách thị trường lao động chủ động. Việc lựa chọn áp dụng các chính sách này hay chính sách khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, doanh nghiệp, hoặc từng thời điểm. Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách thị trường chủ động, nhât là chính sách đào tạo lại vẫn chưa được chú trọng. Để đáp ứng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề với nhu cầu hiện có của thị trường lao động, buộc

Chính phủ phải xác nhận rõ ràng các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu công nhân, thiếu người có tay nghề cao, lĩnh vực cần đào tạo lúc này là kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, các hiểu biết về thị trường, khả năng về hợp tác công việc. Đồng thời đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ chế đãi ngộ cho cán bộ giảng dạy từ cấp tiểu học đến bậc đại học để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Trung Quốc đã phát triển rất nhanh giáo dục đại học và cách tiếp cận của họ đã không thành công. Trung Quốc đã tạo ra nhất nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng một bộ phận trong số đó không có khả năng tìm được việc làm, phần lớn các khoản chi cho các trường đại học đã chi sai không đúng, chi sai mục tiêu. Mặc dù Trung Quốc cố gắng phát triển giáo dục khu vực nông thôn, nhưng trong thực tế họ lại tập trung nguồn lực cho việc phát triển giáo dục khu vực thành thị, chủ yếu là giáo dục đại học và vô tình dẫn đến việc không đạt được mục tiêu ban đầu là cần cao trình độ, kỹ năng cho cho nguồn lao động tại khu vực nông thôn, qua đó vô tình đóng góp không nhiều vào quá trình phát triển đất nước. Từ kinh nghiệm này Việt Nam rút ra bài hc là tập trung vào tăng cường các kỹ năng công nghiệp, cần nhiều nguồn lực để đào tạo ra các kỹ thuật viên để làm trong lĩnh vực công nghiệp thay vì đào tạo ra quá nhiều người có bằng đại học.

Phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa: Mô hình này Đài Loan đã làm rất tốt - nhiều công ty nhỏ - nền kinh tế Đài Loan năng động, hiệu suất lao động cao và thu nhập cũng rất cao. Loại hình doanh nghiệp này xuất phát từ hộ kinh tế cá thể, mang tính gia đình, hay các làng nghề truyền thống, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm mỹ nghệ, vận tải... các doanh nghiệp này cho phép người lao động tự tạo công ăn việc làm cho mình để tránh thất nghiệp, bù đắp thâm hụt về thu nhập, rút ngắn chênh lệch cung cầu lao động trên thị trường. Bài học rút ra ở đây là Việt Nam cần xác định có nên tiếp tục theo cơ cấu bành trướng các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình các tập đoàn kinh tế như hiện nay không, vì như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn về mặt kinh tế. Vấn đề sử hữu không đặt lên hàng đầu mà là quản lý tốt và hoạt động tốt, Nhà nước và tư nhân đều tham gia vận hành hoạt động doanh

nghiệp. Nhà nước cần có chiến lược phát triển các công ty lớn, có kinh nghiệm, có khả năng cạnh tranh, khả năng xuất khẩu nhiều hơn nữa, quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ vì tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Thu hút và trọng dụng nhân tài là kinh nghiệm rất đáng nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế.

Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Thứ nhất, Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Để hiện thực hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi cá nhân. “Bản thân người học phải tự thay đổi chính mình. Cần xác định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài...”, từ đó tập trung tích lũy và xây dựng kho kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đây cũng

là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao.

Là dân tộc có truyền thống hiếu học, khả năng học tập của học sinh Việt Nam không hề thua kém học sinh các nước khác trên thế giới; Song nhìn chung, do phương tiện đào tạo còn nghèo nàn, trường lớp và cơ sở vật chất lạc hậu, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp, đội ngũ giáo viên còn có tỷ lệ chưa chuẩn đạt cao, chương trình và phương pháp dạy - học chưa được cải tiến, đời sống người giáo viên còn nhiều khó khăn v.v, đó là những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta chưa ngang bằng với các nước tiên tiến.

Theo số liệu thống kê toàn ngành giáo dục từ năm học 2008-2010 về việc Chi ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và đào tạo của Việt Nam như sau:

Năm 2008: 74.017 tỷ VNĐ, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là: 61.517 tỷ VNĐ.

Năm 2009: 94.635 tỷ VNĐ, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là: 78.475 tỷ VNĐ.

Năm 2010: 104.775 tỷ VNĐ, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là: 84.500 tỷ VNĐ.

(Số liệu được cập nhật từ Trang Website www.moet.gov.vn ngày 24/10/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Như vậy, chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam được chú trọng và tăng cao qua các năm, năm 2009 tăng 78% so với năm 2008 và năm 2010 tăng lên 90% so với năm 2009.

Phải khẳng định rằng, so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam là nước sớm có sự quan tâm tới đào tạo nguồn nhân lực; trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Với thành tựu và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Việt Nam đã xác định cần phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, thực hiện đi tắt đón đầu trong phát triển khoa học và công nghệ; đã tăng dần tỷ trọng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài không những chỉ là mục tiêu mà đã và đang được đẩy mạnh với quy mô ngày càng lớn ở khắp các địa phương trong cả nước, đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

* Những điểm tương đồng:

Thứ nhất, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có điểm xuất phát tương đối thấp trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động hiện nay của Việt Nam đang ở vào trình độ của các nước NIEs Đông Á ( gồm các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo gọi chung là nhóm NIEs) vào đầu 1960 và của các nước ASEAN cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 tức là cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phần đông lực lượng lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam, thành phần chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm sơ chế tương tự như Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu những năm 1960. Về trình độ kỹ thuật - công nghệ, ngoại trừ một số ngành lĩnh vực riêng lẻ được trang bị công nghệ hiện đại trong những năm gần đây, trình độ kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn rất thấp, về cơ bản vẫn phải dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động có giá trị gia tăng thấp giống như các nền kinh tế khu vực trong thời kỳ đầu phát triển.

Thứ hai, Việt Nam và các nước trong khu vực đều chịu áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực.

Trong khu vực, đặc biệt là đối với Nhật Bản và Đông Á, áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ chỗ con người là nguồn lực dồi dào nhất mà các nền kinh tế này có được. Đối với Việt Nam hiện nay, áp lực đối với việc phát triển nguồn nhân lực một mặt xuất phát từ vấn đề lao động - việc làm; mặt khác, từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Mặt khác, có thể nhận xét tổng quát rằng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ và có hiệu quả những yêu cầu phát triển nội tại, càng không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới phương thức sử dụng lao động để tận dụng có hiệu quả lợi thế lao động, tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm và của các doanh nghiệp đang được đặt ra như một điểm nút - một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có những thuận lợi cơ bản trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, đó là:

Vấn đề thứ nhất: khu vực Đông Á đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho. giáo, với truyền thống coi trọng giáo dục, coi trọng nền tảng gia đình vững chắc, coi con người là vốn quý nhất v.v; sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các giới liên quan trong xã hội về vai trò quyết định của yếu tố con người đã tạo ra một sự ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Vấn đề thứ hai: con người Việt Nam cũng như ở các nước Đông Á khác đều có những quan điểm và đức tính rất cần thiết cho quá trình giáo dục và đào tạo như sự tôn vinh và coi trọng việc học tập, sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến v.v; những quan điểm và đức tính này, một mặt

là sự kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, mặt khác là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đầy khó khăn khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, khiến cho con người Đông Á luôn khắc ghi một điều là phải vươn lên, phải làm việc cật lực mới có cơ hội phát triển.

Vấn đề thứ ba: các nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa và Việt nam hiện nay đều có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo, tiếp thu kiến thức một cách năng động sáng tạo, sớm đưa đất nước hòa nhập vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế hiện đại.

* Những khác biệt:

Những khác biệt trong bối cảnh phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam hiện nay với các nước Đông Á trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, bao gồm:

Thứ nhất, áp lực và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là cao hơn;

Thứ hai, Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực;

Thứ ba, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng phức tạp hơn.

Áp lực và thách thức lớn hơn đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, Việt Nam có phần tụt hậu hơn so với một số nước trong khu vực;

Thứ hai, toàn thế giới đã sự nhận thức về phát triển nguồn nhân lực đã cao hơn trước;

Thứ ba, do nền công nghệ và tri thức trên thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ.

Sự tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực là một áp lực rất lớn đối với Việt Nam; do vậy, Việt Nam cần phải có một chiến lược phát

triển tăng tốc trong thế kỷ XXI. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang tập trung ưu tiên cho chiến lược này nên đã gây ra những khó khăn rất lớn trong cạnh tranh để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Như vậy, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay không chỉ do các yếu tố chủ quan bên trong như đói nghèo, kém phát triển ... mà còn do áp lực từ bên ngoài của trào lưu phát triển nguồn nhân lực nói chung trên thế giới.

Nhưng thuận lợi lớn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực trước đây ở chỗ: thứ nhất, xu thế phát triển của toàn cầu và của nền kinh tế tri thức đã tạo cơ hội lớn hơn trong việc sử dụng tri thức vào mục đích phát triển của quốc gia; thứ hai, hiệu ứng lan tỏa kiến thức hiện nay là rất lớn so với trước đây (do sự bùng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 38 - 48)