Quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề; Giao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 125 - 127)

2. Giải pháp phát triển nguồnnhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An

2.5. Quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề; Giao

nghề; Giao quyền tự chủ trong quản lý, đào tạo, tuyển dụng lao động và xây dựng trường Đại học đa ngành trên địa bàn tỉnh:

Trước hết, cần xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ các cấp học từ mầm non đến các cấp phổ thông và dạy nghề cho học sinh trong tỉnh góp phần tích cực trong việc “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” ở khắp các địa bàn trong tỉnh”.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì cần phải mở rộng các loại hình đào tạo, đẩy mạnh quyền tự chủ về nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, tài chính cho các cơ sở đào tạo, có chính sách thu hút để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh.

Ngoài chỉ tiêu đào tạo do ngân sách Nhà nước cấp thì cần mở rộng chỉ tiêu đào tạo do người học đóng học phí hoặc do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hợp đồng đào tạo, đào tạo theo mô hình liên kết, đặt hàng, tín chỉ, vừa học - vừa làm; đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ.

Trên thực tế, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các cụm, khu công nghiệp của tỉnh trong hiện tại và trong giai đoạn 2011 - 2015 và nhất là giai đoạn 2016 - 2020 dự báo khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp Đông Hồi và Hoàng Mai là rất lớn; do vậy, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, bao gồm cả các trường Đại học đa ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm chuẩn bị một nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và cung cấp cho các cụm, khu công nghiệp của tỉnh nói riêng là hết sức cấp bách và quan trọng; do đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 cần được quy hoạch các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề theo hướng như sau:

Đầu tư xây dựng các trường đại học trọng điểm: Đại học Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học sư phạm kỹ thuật, Đại học Công nghệ Vạn Xuân; sớm hoàn thành nâng cấp các trường cao đẳng thành Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật, Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Xây dựng mới Trường chuyên THPT Phan Bội Châu, Trường THPT dân tộc nội trú số II.

Nâng cấp các trung tâm dạy nghề huyện thành các trường trung cấp nghề ở những huyện có điều kiện.

Nâng cấp trường CĐ Giao thông vận tải Miền Trung lên thành trường đại học vào năm 2015.

Nâng cấp cơ sở vật chất trường CĐ nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc đáp ứng đào tạo nghề Cơ điện tử, hàn, điện tử công nghiệp theo tiêu chuẩn thế giới; xây dựng nghề bảo trì thiết bị cơ khí, điện, điều hoà không khí theo tiêu chuẩn ASEAN, tiến tới xây dựng thành đại học vào giai đoạn 2016-2020.

Mở rộng, nâng cấp Trường cao đẳng nghề Việt Đức để đào tạo các chuyên ngành xây dựng và máy tàu thuỷ đạt tiêu chuẩn ASEAN và từng bước nâng cấp lên hệ đại học trong giai đoạn 2016-2020.

Xây dựng các Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Bên cạnh đó, muốn có một nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao thì điều trước hết là điều chỉnh lại quy mô đào tạo trên cơ sở đội ngũ giáo viên và hệ thống trường lớp hiện có, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thuế, cơ chế chính sách cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh thành lập trường, lớp dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Riêng đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo hiện nay thì cần được đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động cũng như tiếp cận được với phương pháp đào tạo tiên tiến của thế giới.

Đối với các cơ sở đào tạo trong nước như: Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp phải xây dựng và nâng cao năng lực các khoa sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề; mở rộng chỉ tiêu đào tạo tạo giáo viên dạy nghề tối thiểu phải có trình độ đại học để đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ cao đẳng nghề; nâng cấp các trường Trung cấp Nghề của tỉnh thành Trường Cao đẳng Nghề...

Mở rộng ngành nghề đào tạo, đặc biệt tập trung đào tạo giáo viên các ngành, nghề đang cần như ngành: xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin, chế biến nông, lâm, hải sản; các trường chuyên nghiệp của tỉnh cần liên kết với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở dạy nghề có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến và đào tạo sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đã có chuyên môn kỹ thuật để làm giáo viên dạy nghề của tỉnh.

Thực hiện đa dạng hoá phương thức đào tạo, tập trung đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho những người đã có đủ tiêu chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn kỹ thuật tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành để làm giáo viên dạy nghề.

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo giáo viên theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, nhất là về kỹ năng nghề, kiến thức và kỹ năng sư phạm và bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề để có đủ năng lực tiếp cận, khai thác tư liệu giảng dạy của nước ngoài và trên mạng Internet một cách có hiệu quả; đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo giáo viên dạy nghề; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề thông qua việc đào tạo trình độ trên đại học.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)