Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 139 - 147)

3. Kiến nghị

3.4. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam:

Ban Quản lý cần phải dự báo nhu cầu và yêu cầu về lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động.

Cần hướng dẫn người dân thực hiện quy chế chuẩn về nhà trọ. Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí.

Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng của tỉnh Nghệ An thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật, các lĩnh vực về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm, . . .

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh như: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo tỉnh, Tỉnh Đoàn và Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, đề án thông tin tuyên truyền về nhu cầu tuyển dụng và các chính sách thu hút lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kết luận Chương 3

Qua phân tích nội dung của Chương 3, Luận văn đã làm sáng tỏ những định hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Nghệ An cho giai đoạn 2011 – 2020, đó là đã dự báo được dân số trong độ tuổi lao động để định hướng cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và cho các cụm và Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh nói riêng.

Luận văn đã xây dựng mục tiêu cho phát triển nguồn nhân lực theo các trình độ, theo loại hình đào tạo mà tỉnh Nghệ An cần chuẩn bị để đào tạo, tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại mỗi Cụm, khu Công nghiệp của tỉnh.

Với những giải pháp trong Chương 3 đã làm rõ những việc cần làm và cần giải quyết, nội dung đề xuất đã thể hiện những nội dung mà các cấp từ Trung ương đến, địa phương cần hỗ trợ tỉnh Nghệ An để phát triển nguồn nhân lực; để nguồn nhân lực phát triển ổn định và bền vững thì tỉnh Nghệ An thì cần xây dựng một chiến lược về nguồn nhân lực; việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng thêm ngành nghề, thành lập thêm các trường đào tạo là những việc làm cấp bách mà tỉnh Nghệ An đang cần có sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương cũng như sự nỗ lực của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các Cụm, Khu kinh tế của tỉnh nói riêng.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng cần có những chính sách đột phá để thu hút đầu tư, tăng việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập nhằm góp phần ổn định chính trị và phát triển bền vững xã hội./.

KẾT LUẬN

Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đưa đến những sự biến đổi to lớn trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Các Quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gần gũi hơn; đồng thời, sự cạnh tranh cũng càng gay gắt hơn, ưu thế hầu như thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực cao hơn và được đào tạo tốt hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một dòng chảy về vốn, công nghệ và dịch vụ tiên tiến từ các nước phát triển đổ về Việt Nam, chính vốn đầu tư và công nghệ mới đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới xuất hiện tạo điều kiện cho cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp muốn có năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt thì một yếu tố có ý nghĩa quyết định đó là chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách hiệu quả.

Để nền kinh tế không ngừng phát triển, thì trước hết phải chuẩn bị kỹ cả về mặt lượng lẫn mặt chất đối với nguồn nhân lực; nguồn nhân lực của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế thì không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp và tinh thần kỹ luật cao, năng động, sáng tạo .v.v mà còn phải có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, biết sử dụng những phương tiện vật chất hiện đại, có sự hiểu biết sâu, rộng về pháp luật, hiểu biết thông lệ kinh doanh cả trong nước và quốc tế, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, có khả năng chuyển đổi cao, thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Chiến lược này không những phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước trong cùng thời kỳ, khai thác các tiềm năng trong nước mà còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, tận dụng được các cơ hội phát triển từ bên ngoài.

Việt Nam, hiện đang đối đầu với nhiều thách thức trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó thách thức về nguồn nhân lực đang được

các cơ qquan chức năng từ trung ương đến địa phương quan tâm, tìm giải pháp thực hiện. Đây cũng được xem là khâu đột phá cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai. Một chính sách đào tạo nguồn nhân lực thành công sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tìm được lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; bên cạnh đó, sẽ có nguồn nhân lực đóng góp vàp việc mở cửa và hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

Những kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này là rất có giá trị tham khảo đối với Viện Nam; trong quá trình phát triển và Hội nhập, “Con người” luôn là trọng tâm, là yếu tố cơ bản và quyết định. Nguồn “tài nguyên lao động” của Việt Nam hiện mới chỉ được xem là lợi thế so sánh “tĩnh” (ngắn hạn). Việt Nam cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để sao cho có thể biến lợi thế “tĩnh” này thành lợi thế “động” (dài hạn). Điều này, cũng đồng nghĩa với việc biến lợi thế “cấp thấp” thành lợi thế “cấp cao”. Đây là, điều kiện cơ bản và cũng là nhân tố quyết định cho sự thành công của chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Như vậy, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, một địa phương hay sự văn minh của một đất nước; vẫn luôn được sự chú ý và quan tâm lớn của cả phía nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động; tất cả các quốc gia trên thế giới coi vấn đề nhân lực là sự tồn vong của họ, tài nguyên giàu có nhưng không được con người có tri thức sử dụng và khai thác đúng mức thì nguồn tài nguyên đó sẽ cạn kiệt và có khi nó lại chống lại con người hoặc không có tri thức thì thành quả lao động sẽ kém hiệu quả hoặc có khi thất bại do sử dụng và điều hành không khoa học.

Luận văn đã phân tích nêu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, mà trọng tâm là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các khu công nghiệp

của tỉnh Nghệ An; việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng với các giải pháp đào tạo và thu hút từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp đủ lao động cho Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh không những trong giai đoạn 2015 - 2020 mà còn lâu dài trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

Nguồn nhân lực trong Khu kinh tế Đông Nam, bên cạnh những ưu thế như lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo… thì những hạn chế của nó cũng không phải nhỏ, nhất là về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và tác phong công nghiệp; thêm vào đó, việc khai thác và sử dụng số lao động qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam là vấn đề có nội dung rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nội dung được đề cập trong luận văn này mới chỉ là những tư tưởng cơ bản, góp phần vào việc làm rõ vị trí, đặc điểm và nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh và các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Khu kinh tế Đông Nam.

Với cơ chế thông thoáng mà tỉnh Nghệ An đang mời gọi thì chắc chắn sẽ có nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, đó là vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với tỉnh về nguồn nhân lực cho cả trước mắt và lâu dài.

Với xu thế phát triển của Đất nước và sự quyết tâm của tỉnh thì trong tương lai không xa, các Khu Công nghiệp của tỉnh Nghệ An sẽ ngang tầm

với các khu công nghiệp khác trong cả nước, đó là là tiền đề để đưa Nghệ An phát triển ngang tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước; việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển là góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (1999), Tài liệu phục vụ nghiên cứu những nội dung cơ bản của Hội nghị Lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Nghệ An (2010), Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng Bộ Nghệ An XVII.

3. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, (4-2012), Niên giám thống kê năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam,(1997, 2001, 2006), các văn kiện Đại hội VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, Nghiên cứu con người - đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 202 – 224.

8. Phạm Thanh Đức (2002), “Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu con người - Đối tượng và những xu hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ hai), Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

9. Nguồn:http://www.tapchicóngan.org.vn/Home/Tri-thuc-vietnam/2011/ 12926 / Phat-trien-nguon-nhan-luc-kinh-nghiem-mot-so-nuoc-tren.aspx

10. Website www.moet.gov.vn

11. Theo UNESCO, UNDP và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án VIE/89/022) 12. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá – 2001)

13. GS. TSKH Vũ Ngọc Hải (Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt

14. Phạm Minh Hạc (2007), “Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 tỉnh Đảng bộ Nghệ An nhiệm kỳ 2010-2015.

16. Hồ Bá Thâm (tháng 3-2003), “Khoa học con người và Phát triển nguồn nhân lực”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 17. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

18. Nghị định số 108/2006NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

19. Quyết định số: 5579/QĐ.UBND tỉnh Nghệ An ngày 19 tháng 12 năm 2011 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Nghệ An giai đoạn 2011-2020.

20. Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp.

21. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

22. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.

23. Quyết định số 1534/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.

24. Quyết định số 526/QĐ-BXD ngày 08 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng bộ Xây dựng, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An.

25. Quyết định số 2555/QĐ.UB-CN ngày 12 tháng 7 năm 2004 của của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Nam Cấm, tỉnh Nghệ An.

26. Tổng Cục dạy nghề (2004), Các văn bản Quy phạm Pháp luật về dạy nghề, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (tháng 12 năm 2010), Quyết định số 101/2010/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triểnKinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015.

28. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (tháng 04 năm 2012), Báo cáo Đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015.

29. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, công văn số: 233/KKT- QHXD ngày 15 tháng 5 năm 2012 về số liệu công nhân, nhu cầu thực tế về nhà ở công nhân./.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 139 - 147)