Những hạn chế trong việc phát triển nguồnnhân lự cở Khu kinh tế Đông

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 94 - 102)

2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồnnhân lực trong khu Kinh tế Đông

2.4.4. Những hạn chế trong việc phát triển nguồnnhân lự cở Khu kinh tế Đông

kinh tế Đông Nam và nguyên nhân:

* Hạn chế:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Chưa có nhiều cơ chế, chính sách cụ thể, trực tiếp hướng vào việc tạo nguồn, thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực phục vụcho sự phát triển Khu kinh tế Đông Nam.

Các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của đào tạo nguồn nhân lực.

Cơ chế, chính sách về dạy nghề triển khai chậm.

Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam còn bị hạn chế.

Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ.

- Đối với các cơ sở đào tạo:

Dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động.

Chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Số lượng cơ sở dạy nghề ít, quy mô đào tạo nghề còn nhỏ

Chưa có quy chế phối hợp trong công tác đào tạo giữa các cơ quan quản lý lao động nhà nước và các cơ sở đào tạo.

- Đối với các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam:

Quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ.

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện các chính sách Nhà nước về lao động, chưa quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân.

- Đối với UBND tỉnh:

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực còn hạn chế. Việc thành lập, mở rộng, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng nghề còn nhiều bất cập. Quy mô, ngành nghề, mục tiêu đào tạo chưa sát với yêu cầu thực tế. Mạng lưới cơ sở đào tạo thiếu đồng bộ, cơ cấu chưa phù hợp. Nhiều cơ sở đào tạo nhỏ, manh mún. Chưa đào tạo đón đầu một số ngành, nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao trong tương lai. Mối liên hệ giữa cơ sở đạo tạo và người sử dụng lao động chưa được xây dựng và duy trì hiệu quả.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư trong các năm qua, song so với yêu cầu thực tế, nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn thiếu phòng học, trang thiết bị chuyên dùng. Cơ sở vật chất dành cho các khu thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo dục thể chất,…chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Loại hình đào tạo sau đại học đã phát triển nhưng chất lượng đào tạo còn hạn chế. Tỉnh chưa có cơ sở đào tạo đại học – sau đại học đạt chuẩn quốc tế.

Cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý và chậm thay đổi. Quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp còn nhỏ, trong khi quy mô đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng, đại học quá lớn và đang có xu hướng gia tăng do nhận thức của một bộ phận xã hội về học nghề và làm nghề còn chưa phù hợp. Tâm lý người học còn e ngại việc học nghề, mong muốn theo đuổi các chương trình đào tạo ở bậc cao hơn dù năng lực tiếp thu bị giới hạn. Các cơ sở đào tạo cũng có khuynh hướng chạy đua nâng cấp bậc đào tạo (từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học), thực tế không tránh khỏi tình trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên ở các bậc đào tạo thấp được tạm thời "tận dụng" để phục vụ cho các bậc đào tạo cao. Khuynh hướng đào tạo đa ngành rất phổ biến ở khu vực tư khiến sự đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của các trường chưa cao.

Đội ngũ nhân lực của tỉnh hiện nay vẫn còn thiếu lực lượng chuyên gia giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu cán bộ đầu đàn có

khả năng hoạch định chính sách. Cơ cấu nhân lực chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành, các huyện, thị chưa đồng đều, tình trạng thừa, thiếu nhân lực chưa được khắc phục.

Chính sách thu hút nhân lực tuy đã được quan tâm, ban hành sớm nhưng chưa đủ mạnh, việc thu hút, giữ chân người tài hiệu quả chưa cao. Môi trường làm việc, cơ chế sử dụng, đãi ngộ còn nhiều bất cập nên chưa thu hút một bộ phận con em Nghệ An học tập thành tài, kinh doanh thành đạt về quê hương làm việc.

Cơ cấu nhân lực chưa hợp lý, còn tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”; số chuyên gia và công nhân lành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao còn quá ít. Nhiều ngành kinh tế vẫn còn rất thiếu lao động kỹ thuật bậc cao như xi măng, vật liệu xây dựng, thuỷ điện, chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa, kỹ thuật nông nghiệp và máy nông nghiệp, kỹ sư tàu thuỷ...

Do thời tiết diễn biễn phức tạp, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của một bộ phận học sinh, giáo viên; giáo viên tiểu học tiếp tục dôi dư; các điều kiện bảo đảm để đầu tư cơ sở vật chất trường học hạn chế; các trường trung học cơ sở vùng cao còn thiếu phòng thực hành đúng quy cách để khai thác hiệu quả thiết bị dạy học; đời sống của giáo viên mầm non ngoài công lập và của nhân dân ở nông thôn, miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn, hạn chế đầu tư cho việc học tập của con em.

Nhận thức của một số ngành địa phương các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế.

Tâm lý coi trọng sự học và lao động trí óc nên xem học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo, học để có việc làm an nhàn chứ không phải học nghề để làm việc, để cống hiến.

Cung - Cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn; chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống và thiếu sự quản lý về chỉ tiêu, về loại hình đào tạo và chưa có chiến lược về những ngành nghề cần đào tạo; nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không về tỉnh làm việc mà ở lại làm việc ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc làm ở các tỉnh khác trong nước vì ở đó có cơ hội thăng tiến, thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong thời gian qua số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên trong lĩnh vực đào tạo được nâng cao. Đến năm 2010, các trường đại học, trường cao đẳng, các trường TCCN tỉnh có 2.711 giảng viên, giáo viên, nhân viên trong đó có 1.427 người có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 52,6% (97 PGS, 207 tiến sỹ, 1.123 thạc sỹ) và 1.270 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 46,8%.

Đội ngũ giảng viên ĐH-CĐ có trình độ sau đại học đang được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ đại học còn tương đối cao (46,8%), số lượng các giảng viên là chuyên gia đầu ngành còn ít và phần lớn đã cao tuổi, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

Số giáo viên chuyên sâu và trình độ cao thì chưa nhiều, đa số giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là các nghề công nghệ Ôtô, Hàn, Điện tử v.v.

Công tác dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn dựa vào kinh nghiệm, chậm dự báo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai; chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, tỉnh chưa có quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.

Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa phong phú về chủng loại và thiếu đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và máy móc trang thiết bị phục vụ trong đào tạo, nhất là đang thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên về công nghệ thông tin, công nghệ đóng tàu, công nghệ sinh học, công nghệ Ôtô v.v.

Số lao động tuy đã được đào tạo nghề nhưng khả năng làm việc ở những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rất khó khăn vì vốn ngoại ngữ bị hạn chế, khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn.

Chưa có cơ sở thực hiện liên thông hoặc liên kết trong đào tạo nghề đối với những học sinh có nhu cầu và khả năng tiếp tục học tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật để có nhiều cơ hội tìm được làm việc tốt cũng như thu nhập tốt trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chưa có sự phối hợp trong xác định ngành nghề đào tạo và nhu cầu tuyển dụng để nhân lực không thừa ở ngành này mà lại thiếu ở ngành kia; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã diễn ra ở các địa phương trong tỉnh.

Chưa ban hành được cơ chế đặc thù trong đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam nói riêng và các Khu kinh tế trọng điểm nói chung; công tác thông tin tuyên truyền quy hoạch nhân lực của Tỉnh, thông tin nhu cầu và tuyển dụng nhân lực còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm công tác xây dựng quy hoạch nhân lực của mình; chưa cập nhật kịp thời chính sách thu hút cán bộ, công chức, người lao động về làm việc cho Tỉnh, đặc biệt đối với các chính sách thu hút của doanh nghiệp tại Khu kinh tế Đông Nam. Tỉnh đã lập được quỹ thu hút nhân lực nhưng chưa phát huy tác dụng, chưa có sự tham gia đóng góp quỹ của doanh nghiệp.

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân đạt được: Theo đánh giá của các ngành chức năng của tỉnh thì nguyên nhân đạt được trong công tác quy hoạch, quản lý và đào tạo trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất, nhận thức mới và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhân dân trong việc đào tạo nguồn nhân lực đã được thể hiện trong

Nghị quyết lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (Khoá VIII) thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Thứ hai, xu thế Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến nhận thức của các cấp chính quyền của tỉnh trong việc quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo, với việc tăng chỉ tiêu đào tạo hàng năm cùng với nâng dần tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục đã thúc đẩy hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đã có những chuyển biến tích cực so với trước năm 2000.

Thứ ba, do nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh, kinh tế Việt Nam, kinh tế khu vực và kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển mình quan trọng cả về số lượng và chất lượng nên đã tác động mạnh đến nhận thức của người dân trong việc tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống bản thân, gia đình và xã hội, đòi hỏi người lao động muốn có việc làm thì phải học tập để có văn hoá và học tập để có nghề nghiệp thì mới có thể tham gia vào thị trường lao động đang sôi động như hiện nay.

Thứ tư, thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh giữa các quốc gia; lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng cũng không tách khỏi xu thế đó, với những thách thức lớn về lao động và việc làm nhằm phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị đã tác động mạnh đến việc quản lý điều hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực với quy mô ngày càng lớn và phong phú về loại hình đào tạo nhằm giảm thất nghiệp và tạo sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngay chính mỗi địa bàn và mỗi doanh nghiệp.

Thứ năm, do chính sách mở cửa và toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy công tác xã hội hoá hoạt động đào tạo; việc này, đã tạo sự quan tâm không những đối với người học mà ngay chính những doanh nghiệp; các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đã và đang nghiên cứu để mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo và tăng cường liên kết đào tạo không những đối với các trường chuyên nghiệp có uy tín trong nước mà kể cả liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài trong việc mở lớp, đầu tư xây dựng trường để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và địa phương.

Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:

Thứ nhất, việc mong muốn sớm có trường đại học hơn là trường cao đẳng và trung cấp, nhưng nếu có thành lập thì sẽ không có giảng viên vì hiện nay giảng viên trong các trường chuyên nghiệp còn quá ít và trình độ còn thấp so với yêu cầu; chưa có kế hoạch tuyển dụng hoặc gửi giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên để đủ điều kiện giảng dạy trong các trường này.

Thứ hai, chưa có chiến lược về thị trường lao động, việc dự báo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường còn bị động, lúng túng và thiếu đồng bộ; các ngành: Giáo dục và Đào tạo - ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - Kế hoạch và Đầu tư - Công Thương chưa có sự phối hợp tốt trong việc xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mà một trong những nhiệm vụ quan trong đó là chuẩn bị nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đang hình thành của tỉnh.

Thứ ba, do khả năng ngân sách đầu tư cho đào tạo còn hạn chế, nên việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho đào tạo còn quá ít, chấp vá, không hiện đại và thiếu đồng bộ.

Thứ tư, giáo viên giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh còn thiếu, đa số là giáo viên dạy các ngành nghề mà các cụm, khu công nghiệp đang có nhu cầu; khả năng sư phạm đối với giáo viên trường nghề và các trung tâm đào tạo của tỉnh còn hạn chế, còn nặng lý thuyết, ngại hướng dẫn thực hành cho học sinh, nhất là các ngành cơ khí, tiện, hàn v.v.

Thứ năm, chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc những ngành nghề mà hiện đang thiếu nguồn nhân lực về công tác và làm việc tại tỉnh nhất là thu hút cho các cụm và khu công nghiệp; chưa có chính sách phù hợp về học phí hỗ trợ học sinh học nghề nghề, hỗ trợ nhà ở cho công nhân v.v.

Thứ sáu, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chưa được giao quyền đầy đủ về tự chủ nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, bộ máy, tài chính v.v theo quy định hiện hành.

Kết luận Chương 2

Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy việc phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao là động lực quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước phù hợp định hướng của Đảng và Nhà nước ta trên con đường Hội nhập kinh tế Quốc tế.

Để phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu nguồn nhân lực nói chung

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 94 - 102)