3. Kiến nghị
3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An:
Trên thực tế, nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh đang thiếu ở tất cả các trình độ (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề) lao động có trình độ đã thiếu nhưng lao động có tay nghề cao lại càng thiếu trầm trọng hơn; chưa nói đến trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ; nếu khi các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào các khu Công nghiệp và Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh thì
việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn đối với các cấp chính quyền của tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh phải năng động, mềm dẻo trong các chương trình thu hút người lao động của địa phương, như công bố rõ ràng các chính sách cho người lao động, gồm cả lương, chỗ̉ ở và những cơ chế hỗ trợ khác; đẩy mạnh công tác truyền thông. Tỉnh phải có một đoàn công tác, gồm cả Đoàn thanh niên, tham gia đến tận các trường đại học, trường nghề quảng bá, giới thiệu các chính sách cơ chế, đồng thời tư vấn làm thế nào để thu hút được càng đông sinh viên, học viên về biết.
Chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao giai đoạn 2011-2015 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
Sớm xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề. Phối hợp với các Trường Trung ương có kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao cụ thể cho từng năm, từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Có kế hoạch bố trí ngân sách cho các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao để đảm bảo mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo quy hoạch; ban hành các chính sách áp dụng cho cơ sở dạy nghề ngoài công lập và người học tại các sơ sở ngoài công lập trong quá trình xã hội hoá dạy nghề của tỉnh.
Các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn không thể đứng ngoài cuộc, mà cần phải chung sức với nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất tại Khu kinh tế Đông Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, công nhân, cần phải ngồi lại với các trường đào tạo, thông báo số lượng cần đào tạo, hỗ trợ kinh phí cũng như ký cam kết với sinh viên, người lao động sau khi đào tạo và thông báo rõ cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc.
Thường xuyên cập nhật, công bố các chính sách hỗ trợ đối với người lao động làm việc tại Khu kinh tế Đông Nam, trước hết về tiền lương, điều kiện làm việc và nhà ở.
Vận động các doanh nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam tham gia ký cam kết hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Rà soát, công bố quy hoạch vùng sản xuất và cung cấp thực phẩm cho Khu kinh tế Đông Nam .
Trên cơ sở quy hoạch nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt, đề nghị UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các ngành liên quan xây dựng các đề án để triển khai thực hiện như: Điều tra, khảo sát và xây dựng đề án “Giải quyết việc làm cho lao động ở các khu vực phải thu hồi đất” để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đô thị hoá; Đề án “Tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động”; Quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục đến năm 2020; Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020; chương trình, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh giai đoạn 2011-2020; Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2020; Đề án đào tạo doanh nhân tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015.
Có chính sách hỗ trợ chi phí ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh là người dân tộc thiểu số và thanh niên miền núi. Chính sách đột phá để thu hút giáo viên giỏi, người có trình độ cao đến giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề và giữ chân những lao động có trình độ, kỹ thuật cao làm việc lâu dài tại Nghệ An. Liên hệ với các cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, các nhà quản lý có uy tín tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kiến thức pháp luật và kiến thức về quản lý trong xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế.