Phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với công tác đào

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 131 - 135)

2. Giải pháp phát triển nguồnnhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An

2.9. Phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với công tác đào

hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá ở tất cả các hoạt động dịch vụ công:

Nước ta đang đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người tranh thủ thời cơ để tạo ra sức chuyển biến này khi nền công nghiệp đã bắt đầu hoạt động.

Khó khăn hiện nay chính là việc các đầu mối đào tạo nguồn nhân lực (trường cao đẳng, chuyên nghiệp và truờng dạy nghề) chưa coi doanh nghiệp là khách hàng mà vẫn chỉ thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu được giao. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp cần nhưng lại bị thiếu hụt, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao.

Bên cạnh đó, phải kể đến kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống: thái độ làm việc, năng lực giao tiếp, tiếp thu công việc, quan hệ cộng đồng của người lao động chưa cao. Khả năng thích ứng với công việc của người mới ra trường còn chậm, trong khi đó tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra rất nhanh.

Hiện nay, ở Nghệ An rất ít trường, trung tâm đào tạo, chứ chưa nói đến đào tạo nguồn lao động cao cấp, ngay cả số công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cũng được đào tạo từ các cơ sở khác trong nước; việc đào tạo có

khi còn chắp vá, doanh nghiệp phải tuyển lao động phổ thông rồi mới cho đi bồi dưỡng ngắn hạn ở một số doanh nghiệp khác về nghiệp vụ để về làm việc cho doanh nghiệp mình.

Do vậy, để có thể chủ động được nguồn nhân lực có trình độ và trình độ cao thì tỉnh Nghệ An cần phải bố trí ngân sách đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho nguồn lao động cao cấp này, một số ngành nghề có tính chiến lược thì tạo điều kiện cho họ được đi học và làm việc ở nước ngoài để có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới và phương thức lao động tiên tiến để sau khi về nước thì tỉnh đã có một đội ngũ lao động có tay nghề cao làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh nhất là cung cấp nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh.

Trước mắt, Tỉnh Nghệ An cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích cho kiến thức, chất xám của thế giới vào Nghệ An càng nhiều càng tốt. Trải "thảm đỏ" để đón chất xám của thế giới qua các kênh như: tư vấn, giảng dạy, làm việc v.v; cần có nhiều ưu đãi đặc biệt cho lao động có tay nghề cao đến làm việc tại tỉnh như ưu đãi về thuế, về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc v.v.

Sớm có quy hoạch để trình bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường đại học đa ngành, các trung tâm nghiên cứu để đón kiến thức, kinh nghiệm của thế giới vào Nghệ An. Hơn nữa, số Việt kiều trước đây là người của tỉnh hiện đang làm việc và sinh sống ở nước ngoài có lượng chất xám rất cao; cho nên, tỉnh cần "trải thảm đỏ" với những chính sách phù hợp để đón tri thức Việt kiều chân chính về tỉnh để làm việc.

Bên cạnh đó, ngoài việc tìm được nguồn nhân lực hoặc những người có tay nghề giỏi thì điều không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp cần có phương án chống lại “nạn săn lao động giỏi, nhân viên giỏi hoặc người quản lý giỏi”, có chính sách phù hợp về tiền lương, tiền thưởng,

chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và tay nghề tại các trường đào tạo hoặc có thể cử đi nước ngoài để tu nghiệp để giữ được đội ngũ lao động giỏi làm việc trong doanh nghiệp mình.

Yếu tố tạo nguồn - yếu tố bất mãn + Yếu tố động viên = Giữ nhân viên giỏi.

Với những phân tích trên cho ta thấy, việc xây dựng mối quan hệ và thực hiện phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp để không chồng chéo, không cản trở đến sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa là vô cùng quan trọng và không thể khác được. Nhà nước tạo cơ chế chính sách và định hướng chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, còn doanh nghiệp tham gia với các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình là sự kết hợp khôn khéo và thành công nhất cho cả hai bên; người có kỹ thuật, kỹ năng làm việc tốt hơn, thu nhập sẽ cao hơn và điều kiện thăng tiến sẽ thuận lợi hơn; điều không kém phần quan trọng đó là tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, ổn định đời sống, ổn định xã hội, an ninh, quốc phòng, đó là điều Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới.

Công tác cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá, ở tất cả các hoạt động dịch vụ công là hết sức cần thiết trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo cho các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước thực hiện nghiêm túc và quyết liệt vấn đề này để tạo điều kiện cho công dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; đặc biệt, là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) cho đến Đại hội IX (năm 2001) luôn khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện

đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như: tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng.

Các nhiệm vụ và những giải pháp cần thực hiện là:

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xây dựng cơ bản, đất đai, giải tỏa, đền bù (nhất là việc rà soát và thành lập Hội đồng giải tỏa, đền bù).

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý, thực hiện chương trình đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin đến năm 2020.

Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; triển khai thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm kinh phí công, tiết kiệm đầu tư.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở cơ quan, đơn vị và cơ sở.

Việc thực hiện cải cách hành chính trong thời gian qua tuy chưa hoàn thiện nhưng bước đầu đã có những tiến bộ nhất định, việc thực hiện “một cửa” “một cửa liên thông”, “một dấu” đã giúp cho công dân đỡ phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần và tránh được sự nhũng nhiễu của công chức thường xuyên có giao dịch với nhân dân.

Như vậy, công tác cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong

thời gian qua đã đáp ứng với xu thế phát triển của một đất nước đang hoà nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; điều đó đã khẳng định sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác cải cách hành chính là hết sức đúng đắn được nhân dân ủng hộ và làm hài lòng các nhà đầu tư đến kinh doanh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 131 - 135)