Hiện trạng sử dụng nhân lực:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 84 - 90)

2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồnnhân lực trong khu Kinh tế Đông

2.3.1Hiện trạng sử dụng nhân lực:

Do các doanh nghiệp một số mới được cấp phép, một số đang đầu tư xây dựng nhà máy, kho, xưởng và một số chưa hoạt động; cho nên, chưa có đánh giá chính xác tình hình quản lý lao động tại khu kinh tế.

Tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đã cấp giấy chứng nhận cho 101 dự án đầu tư, nhưng hiện tại cũng chỉ mới có 52 dự án đi vào hoạt động tại Khu Kinh tế Đông Nam ( 21 dự án tại khu công nghiệp Bắc Vinh, 31 dự án tại khu công nghiệp Nam Cấm). Nhìn chung số doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh quy mô đầu tư nhỏ; tỉnh có chủ trương đưa tất cả các nhà máy sản xuất trong khu vực nội thành của thành phố Vinh ra khu Kinh tế Đông Nam hoặc các cụm công nghiệp nên họ đã chuyển đến sản xuất - kinh doanh tại đây; bên cạnh đó, muốn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nên họ đã chuyển việc đầu tư vào các cụm công nghiệp để mở rộng ngành nghề và nâng công suất, tăng sản lượng; nhưng

nhìn chung các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ, có khi là rất nhỏ so với các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà máy chế biếnbột đá vôi trắng siêu mịn của Công tyTNHH Liên Hiệp Nghệ An, có số vốn đầu tư 84.017.820.000 tỷ đồng, tổng số lao động của Công ty này chỉ có 300 người nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa có tính chuyên nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu dùng trong nội tỉnh, số cán bộ kỹ thuật chỉ chiếm 7% so với tổng số lao động trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp khác chủ yếu là gia công và chế biến thô chứ chưa có sản phẩm tham gia xuất khẩu (trừ Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ An) của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An.

Công ty Công ty TNHH TM-XD-DV may Xuất khẩu Hoàng Anh, tuy là doanh nghiệp có số lao động đông (200 người) trong khu công nghiệp Nam Cấm-Khu kinh tế Đông Nam nhưng số lao động làm việc ở đây đa số là nữ (chiếm trên 89%) số lao động đang làm việc thì chưa được đào tạo chuyên sâu hoặc chưa qua các trường chuyên nghiệp (số qua đào tạo từ 15 tháng trở lên chỉ chiếm 11%) số còn lại là đào tạo nghề ngắn hạn có thời gian dưới 3 tháng hoặc doanh nghiệp tuyển vào sau đó đào tạo tại công ty, nghĩa là sẽ cho đào tạo trên lớp khoảng 1 tuần sau đó cho tham gia vào các dây chuyền làm gia công, sơ chế những hàng thông thường trong thời gian khoảng 3 tháng đầu, sau đó mới được giao đứng dây chuyền. Mặc dù vậy, việc tuyển dụng cũng rất khó khăn, nguyên nhân, là do công nhân phải làm việc mỗi ngày từ 10 đến 12 giờ trở lên, có khi tăng ca thời gian làm việc có thể lên tới 14 giờ/ngày, cường độ làm việc là vậy song thu nhập bình quân tại đây cũng chỉ ở mức 1,1 đến 1,3 triệu đồng/người/tháng (nếu làm đủ 30 ngày/tháng và thời gian làm việc ổn định bình quân là 11 giờ/ngày). Cho nên, nhiều công nhân sau khi làm việc ở đây một thời gian đã cảm thấy sức khoẻ không đảm bảo và với mức thu nhập thấp nên đã xin nghỉ hoặc chuyển sang doanh nghiệp khác có điều kiện làm việc tốt hơn và mức lương cao hơn.

Tại khu công nghiệp Nam Cấm-Khu kinh tế Đông Nam có 31 doanh nghiệp, số lượng lao động làm việc tại đây chỉ có 4.819 người, trong đó có 250 kỹ sư chuyên ngành; trung cấp có 1.015 người, số lao động được đào

tạo nghề từ 3 tháng đến dưới một năm có 750 người, còn lại đa số là lao động phổ thông làm theo kinh nghiệm.

Trong số các doanh nghiệp có sử dụng lao động nhiều như: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An có 450 người thì số lao động đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên khoảng 220 người (49%), số còn lại (51%) là lao động phổ;

Cũng tương tự như Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An, thì Nhà máy sản xuất ván ép nhân tạo của Công ty cổ phần ván gỗ nhân tạo Việt Trung có 160 lao động nhưng chỉ có 3,31% số lao động đã qua đào tạo, số còn lại là lao động phổ thông;

Các doanh nghiệp như: Nhà máy Cơ khí Thái Sơn - Công ty CP Minh Thái Sơn sản xuất sản phẩm cơ khí có 170 người, thì cũng không khác nhiều so với các doanh nghiệp trên, nhiều lao động chỉ làm theo kinh nghiệm truyền từ cha, anh, em bạn bè mà có chứ chưa được đào tạo như các thợ hàn, mài, tiện, cắt sắt v.v sản phẩn cũng chỉ gia công lại máy công nông, máy gặt bằng chân, cửa sắt v.v chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp.

Các doanh nghiệp còn lại như nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp xuất khẩu Đông A của Công ty cổ phần nội thất Đông Á, nhà máy chế biến và đóng gói thức ăn gia súc của Cty Thương mại VIC và nhà máy chế biến đá trắng của Cty CP tư vấn và xây dựng Miền Trung…thì cũng sản xuất nhỏ lẻ và chưa mang tính công nghiệp, số lao động chưa qua đào tạo cũng hơn 92%.

Nhìn chung trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở Khu Kinh tế Đông Nam những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể.

Trong giai đoạn đầu, theo số liệu báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An thì 100% các nhà đầu tư đã có hướng điều động một số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và thợ có kinh nghiệm từ công ty mẹ hoặc từ các công ty thành viên đến làm việc tại Khu Công nghiệp này nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động có hiệu quả ngay từ ngày khai trương; đồng thời, đây là lực lượng quan trọng để hướng dẫn và đào tạo lại cho số kỹ thuật, thợ mà họ sẽ tuyển trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh khác trong cả nước làm việc tại doanh nghiệp của họ.

Bảng 12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động qua các năm Năm 2010 Năm 2011 Tiêu thức đánh giá Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Cao đẳng trở lên 510 5,6 532 5,2 Trung cấp nghề 1821 20,2 2015 19,5 Lao động phổ thông 6700 74,2 7753 75,3 Tổng 9.031 100 10.300 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu thu thập tại BQL Khu Kinh tế Đông Nam

Năm 2010, số lao động phổ thông là 6700 lao động chiếm tỷ trọng 74,2%, đến năm 2011 số lao động phổ thông là 7753 lao động chiếm tỷ trọng là 75,3, tăng 1.053 lao động. Số lao động có trình độ trung cấp và cũng tăng lên đáng kể về tỷ trọng cũng như quy mô lao động. Đối với lao động có trình độ cao đẳng trở lên, năm 2010 là 510 lao động chiếm tỷ trọng là 5,6%, đến năm 2011 là 532 lao động chiếm tỷ trọng là 5,2% tăng 22 lao động và giảm tăng 0,4% về tỷ trọng. Tuy nhiên, lượng lao động phổ thông qua các năm đều có quy mô và tỷ trọng lớn, phần lớn số lao động này là con em các gia đình thuộc diện giải tỏa, học vấn thấp, chưa được đào tạo bài bản, chưa quen với tác phong làm việc công nghiệp, chưa có sự hiểu biết căn bản chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Qua đó, cho thấy quy mô sản xuất của nhà đầu tư ngày càng lớn, nhu cầu lao động tuyển làm việc trong Khu Công nghiệp này càng nhiều, với yêu cầu là số lao động làm việc tại doanh nghiệp phần lớn là đã qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng lại có kinh nghiệm thì lại càng được các doanh nghiệp coi trọng để xây dựng các chính sách thu hút lao động và đào tạo lao động cho chính doanh nghiệp mình.

Tất cả các ngành sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp đầu tư vào Khu Công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm nói chung và Khu Kinh tế

Đông Nam nói riêng đều có những yêu cầu cao về nguồn nhân lực, nhiều ngành cần tuyển nhiều kỹ sư, đặc biệt là các ngành Điện tử, Kim loại trong sản xuất vật liệu xây dựng, trong sản xuất công nghiệp, sản xuất ô tô, xe máy đều là những ngành mà bất kỳ các khu công nghiệp nào trong nước cũng đang rất cần; trong khi số kỹ sư này ra trường hàng năm thì rất ít, việc tuyển kỹ sư là một bài toán khó cần có hướng giải quyết và có sự can thiệp của nhà nước, của các cấp chính quyền từ Tỉnh đến Trung ương.

Một đặc điểm rất quan trọng của nguồn lao động đến làm việc trong Khu kinh tế Đông Nam chủ yếu là lao động đến từ các địa phương trong tỉnh (tỷ trọng đến 90% tổng số nhu cầu về lao động, trong đó lao động phổ thông chiếm đa số), số lao động còn lại đến từ các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh và Thanh Hóa, một số ít lao động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam (đa phần là các chuyên gia và bộ phận quản lý cấp cao).

Số lượng lao động liên tục tăng, tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp - xây dựng, phản ánh nhu cầu lao động ngày càng cao. Trong khi đó lực lượng lao động trong ngành dịch vụ và du lịch có tăng nhưng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Một thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đến tham gia đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam đều ưu tiên sử dụng người lao động địa phương vì bên cạnh lợi ích về mặc chi phí, người lao động Nghệ An vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng học nghề và thực hành nghề.

Việc sử dụng nhân lực trong khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm- thuộc Khu kinh tế Đông Nam đa số các doanh nghiệp chưa quản lý thành hệ thống và chưa mang tính chuyên nghiệp, nhiều công nhân đã làm việc lâu năm ở doanh nghiệp nhưng không có điều kiện đi học thêm hoặc không được chọn đi học để nâng cao trình độ cho nên đã có sự nhàm chán do không được thay đổi môi trường làm việc, không được trao đổi kinh nghiệm ... làm việc theo kinh nghiệm và theo lối mòn là chủ yếu; đó là nguyên nhân chính chất lượng sản phẩm không được nâng lên, không cải

tiến được mẫu mã, không mở rộng được thị trường; cho nên, quy mô sản xuất không được mở rộng, sản xuất cầm chừng và thu nhập của người lao động không tăng.

Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An là khu kinh tế lớn so với các khu kinh tế khác trong khu vực Bắc Miền Trung, có nhu cầu tuyển lao động lớn hơn nhiều so nhưng do hiện nay các nhà đầu tư sơ cấp đang đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ cấp mới đăng ký chứ chưa đi vào sản xuất - kinh doanh; cho nên, việc đánh giá sử dụng lao động tại hai khu công nghiệp này là chưa thực hiện được, vấn đề này có thể đánh giá chính xác vào khoảng thời gian sau năm 2015.

Trước hết, trong điều kiện các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa nhiều, hoặc sau khi được đào tạo xong thì số lao động này không làm việc tại Nghệ An, do vậy việc cung cấp lao động có trình độ và tay nghề cao là khó khăn; Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, muốn tuyển lao động có trình độ thì các doanh nghiệp có thể thông báo tuyển từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường Nghề trong cả nước; bên cạnh đó, muốn có lao động lành nghề thì các doanh nghiệp phải có chính sách hấp dẫn để thu hút những lao động từ các doanh nghiệp khác trong nước, các cơ quan nhà nước hoặc có thể tuyển chuyên gia giỏi, tuyển lao động lành nghề từ những nước đang xuất khẩu lao động v.v đến làm việc cho doanh nghiệp mình.

- Hiện nay trong Khu kinh tế Đông Nam hiện tại vẫn chưa có trường đào tạo, cơ sở dạy nghề nào, mặc dù Khu Kinh tế đã quy hoạch một phần diện tích là 302 ha để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề.

- Mối quan hệ hợp tác giữa Kinh tế Đông Nam và các cơ sở đào tạo còn lỏng lẻo theo hướng "mạnh ai nấy làm". Các hợp đồng đào tạo được ký kết giữa Ban Quản lý Kinh tế Đông Nam với các cơ sở đào tạo còn khiêm tốn, chưa quan tâm thích đáng cho việc đào tạo các ngành nghề có kỹ thuật

công nghệ cao để đón đầu phục vụ cho các yêu cầu phát triển của Kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 84 - 90)