Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề, công tác hoạch định chính

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 128 - 130)

2. Giải pháp phát triển nguồnnhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An

2.7. Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề, công tác hoạch định chính

định chính sách và kế hoạch hoá để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong dạy nghề; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy và sản xuất thực nghiệm:

Chuyển đổi cơ chế hoạt động đối với các cơ sở dạy nghề, cần giao đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính để các cơ sở thực hiện.

Từng bước xoá bỏ việc giao chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo, gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo công bằng xã hội trong tuyển sinh, không phân biệt hình thức và văn bằng đào tạo.

Xây dựng quỹ hỗ trợ dạy nghề với nguồn lực chính là Nhà nước, có sự đóng góp của các doanh nghiệp và toàn xã hội tạo điều kiện cho học sinh được vay với lãi suất ưu đãi để học nghề.

Xây dựng cơ chế bình đẳng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, thu hút người học, có tích luỹ để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, đủ sức để cạnh tranh với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, bình đẳng về chỉ tiêu đào tạo, về văn bằng tốt nghiệp, về học liên thông lên cấp cao hơn, về cấp hoặc thuê đất đai, nhà xưởng.

Cần phải ban hành đầy đủ các chính sách đối với đào tạo nghề theo đặc thù của tỉnh; Bên cạnh đó, cần đổi mới và nâng cao hiệu quả và đổi mới các phương pháp lập kế hoạch ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng tiếp cận thị trường lao động.

Hoàn chỉnh Quy hoạch mạng lưới hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh hợp lý về số lượng, về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, xây dựng ở mỗi huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc một trường trung cấp nghề; Gắn quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực kinh tế và khu công nghiệp của tỉnh.

Tỉnh cần bố trí một nguồn ngân sách hợp lý để đầu tư nâng cấp các Trường: Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Văn hoá-Nghệ Thuật, Cao đẳng Kinh tế, Cao đẳng Nghề Du lịch và Thương Mại Cửa Lò lên thành Trường

Đại học, sớm triển khai việc nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An lên thành trường Đại học Nghệ An. Đồng thời xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ với giảng dạy và doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ các nhà nghiên cứu; tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu được tham gia giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh. Cần có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà nghiên cứu ứng dụng nước ngoài tham gia hỗ trợ, nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)