Vai trò của tiếng Melayu trong lĩnh vực văn học

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 70)

Ở phần đầu của chuyên luận, chúng ta đã điểm qua về tình hình văn học truyền thống của cộng đồng Melayu. Phần này sẽ đề cập đến đôi nét về vai trò của tiếng Melayu trong các sáng tác văn học và tác dộng của văn học đến sự phát triển của tiếng Melayu.

Với tư cách là chất liệu, là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ góp phần quan trọng vào sự thành công của các tác phẩm, làm phong phú nền văn học dân tộc. Nền văn học bằng tiếng Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore là nền văn học có truyền thống thuộc loại lâu đời nhất so với văn học bằng các ngôn ngữ tộc người khác. Và nền văn học bằng tiếng Melayu hiện đại là sự kế tiếp của văn học bằng tiếng Melayu truyền thống - cái vừa là nền tảng, vừa là nguồn gốc của nền văn học bốn nước ngày nay.

Với văn học dân gian truyền thống, vai trò của tiếng Melayu được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong thể loại pantun nổi tiếng của cộng đồng Melayu. Có thể nói, khả năng diễn đạt, sức biểu hiện của tiếng Me lay u trong pantun đã đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Ngôn ngữ trong pantun, cũng như ngôn ngữ ca dao Việt Nam, là sự phối hợp tài tình giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ thơ ca - đó là cách nói dân gian bằng thơ.

Có thể dẫn ra một ví dụ mà nhiều tài liệu hay nói tới bởi đó là những câu thơ dân gian đã trở nên quen thuộc như cơm ăn, nước uống đối với người Melayu:

Dari mana datangnya lintah

Dari sawah turun ke kali Dari mana datangnya cinta

Dari mata turun ke hati Con đỉa từ đâu tới?

Từ đồng ruộng xuống dòng sông. Tinh yêu từ đâu tới?

Từ ánh mắt đến trái tim.

Trong khổ thơ trên có hàng loạt biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ (Dari ở cả 4 dòng), điệp ngữ (Dari mana datangnya ở dòng 1 và dòng 3), gieo vần (lintah - cinta, kali - hati), so sánh, v.v. Tất cả những yếu tố

đó tạo ra sức biểu hiện lớn cho khổ thơ, làm cho nó ăn sâu vào tâm khảm mỗi người. Đấy chính là lí do giải thích vì sao pantun được cả xã hội Melayu học thuộc, ghi nhớ và lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Pantun không chỉ là ca dao mà còn là thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ: Biasa berpisau, jangan berbarang

Biasa pada kau, jangan bawa ke orang Hay mang dao thì đừng hay đánh nhau Hay bị đau thì đừng làm đau người khác

Trong các thành ngữ, tục ngữ Melayu cũng có các hình thức như điệp, gieo vần, ví von, so sánh, v.v. như Việt Nam, vì vậy người Melayu dễ thuộc, dễ nhớ.

Văn học thành văn Melayu bắt đầu từ thế kỉ thứ VII. Từ đây chữ viét và tiếng Melayu đã góp phần không nhỏ vào việc chứa tải và phát triển nền văn hóa Melayu nói chung, văn học Melayu nói riêng.

Tuy nhiên tiếng Melayu, ngôn ngữ văn tự Melayu chỉ thực sự được nâng lên tầm “bác học” bắt đầu từ khi Hồi giáo thịnh hành ở quần đảo Melayu. Tác phẩm tiêu biểu cho thời kì này được viết bằng tiếng Melayu là Truyện sử Melayu (Sejarah Melayu) do tể tướng Bandahara biên soạn dựa theo nội dung một cuốn sử có trước. Đây là tác phẩm phản ánh sự hưng thịnh của Vương quốc Malaka, kể về cuộc sống của Vua Malaka, về cuộc sống cung đình, về đời sống của Vua và các cận thần. Tác phẩm này chứa cả 5 yếu tố tiêu biểu cho các sáng tác thời đó, đó là nguồn gốc nhà vua, danh sách các vua, truyện lập nước, truyện đạo Hồi đến Melayu và bối cảnh nhà nước thời kì gần nhất. Truyện sử Melayu là cuốn sử đầy đủ, trọn vẹn, là một biên niên sử của Vương quốc Hồi giáo Malaka trong suốt hơn một thế kỉ. Điều đặc biệt về mặt ngôn ngữ là trong tác phẩm này, ngoài việc sử dụng tiếng Melayu ở trình độ cao, tác giả còn đưa vào tác phẩm hàng loạt từ mới được mượn từ các ngôn ngữ Jawa, Tamil, Sanskrit. Và người đọc đã chấp nhận sự vay mượn ấy.

Nền văn học Melayu hiện đại ở các quốc gia Đông Nam Á là sự chuyển tiếp, sự kế thừa một cách tự nhiên những giá trị của văn học Melayu truyền thống. Vào thời kì này, sau hàng trăm năm phát triển, tiếng Melayu đã hoàn thiện hơn nên hoàn toàn có đủ khả năng truyền tải những vấn đề bức thiết do xã hội đặt ra. Tiếng Melayu không chỉ là phương tiện chuyển tải những tác phẩm thơ ca hay truyện sử như trước đây mà còn chuyển tải cả những sáng tác theo các thể loại mới được du nhập từ Phương Tây như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, v.v. Chỉ riêng hai nhà xuất bản Dewan Bahasa dan Pustaka (Hội đồng Ngôn ngữ và Văn học) ở M alaysia và Balai Pustaka (Nhà sách) ở Indonesia đã xuất bản hàng nghìn cuốn sách và tạp chí bằng tiếng Melayu thuộc đủ các thể loại. Có thể nêu một ví dụ minh hoạ. Ớ Malaysia, hướng ứng đợt sáng tác bằng

tiếng Melayu, giai đoạn 1971 - 1975 đã có 2492 truyện ngắn, 55 vở kịch, 8645 bài thơ và 52 tiểu thuyết tham gia dự thi. Cuộc thi lần thứ hai vào năm 1989 dành cho những người không thuộc cộng đồng Melayu đã có 64 tác giả tham dự, trong đó có 12 người bản địa thuộc hai bang Sabah và Sarawak, 9 người gốc Xiêm, 11 người gốc Ân và 32 người gốc Hoa.

Như vậy tiếng Melayu đã thực sự trở thành phương tiện, thành yếu tố số một của nền văn học Melayu truyền thống cũng như hiện đại. Vai trò của tiếng M elayu đối với sự phát triển của văn học Melayu là rất to lớn. Tuy nhiên, một chiều khác, cũng phải nhận thấy rằng, chính sự phát triển của văn học Melayu, sự đa dạng hoá các th ể loại văn học đã là “hòn đá thử và n g ” đối với ngôn ngữM eỉayu. Yêu cầu phát triển văn học đòi hỏi tiếng Melayu phải hoàn thiện mình. Xét ở góc độ đó thì chính nền vân học Melayu đ ã thúc đẩy sự phát triển, nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ Meỉaỵu, làm cho nó trở thành một thứ tiếng hiện đại.

Chương IV NHỮNG VÂN ĐỂ NGÔN NGỮĐANG ĐƯỢC ĐẶT RA ĐANG ĐƯỢC ĐẶT RA

Trở thành ngôn ngữ quốc gia của bốn nước, thanh thế của tiếng Melayu được nâng cao rõ rệt. Thực tế lịch sử cho thấy, từ khi được chọn làm ngôn ngữ quốc gia, mấy chục năm trôi qua, tiếng Melayu đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Đối với quốc tế, địa vị của tiếng Melayu cũng được khẳng định, vì vậy tiếng M elayu đã được giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Hà Lan, Ôxtrâylia, v.v.

Tuy nhiên hiện nay không phải không có những vấn đề đang được đặt ra cho tiếng M elayu và cho chính phủ các nước lấy tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia. Trên đại thể, có thể quy các vấn đề thành ba mảng lớn:

- Vấn đề về cuộc cạnh tranh giữa tiếng Melayu và các ngôn ngữ khác.

- Vấn đề về sự khác biệt giữa bahasa Indonesia và bahasa Melayu ở Malaysia, Brunei, Singapore.

- Những vấn đề xoay quanh việc chuẩn hoá tiếng Melayu.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 70)