Tiếng Melayu trong hệ thông giáo dục

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 63)

Một ngôn ngữ muốn phổ biến, phát triển không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp. Hiệu quả của việc làm phổ biến sâu rộng một ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào việc đưa nó vào giảng dạy trong nhà trường đến mức nào. Có thể nói, giáo dục là lĩnh vực quan trọng nhất, vì việc quyết định dạy thứ tiếng nào và dạy như thế nào sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của thứ tiếng đó. Qua trường học chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất cho ngôn ngữ. Chỉ có thông qua môi trường giáo dục thì ngôn ngữ mới được phổ biến, có sức sống, mới thực sự trở thành “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Tất cả các chính sách nhằm truyền bá và phát triển ngồn ngữ quốc gia sẽ không thể đạt được kết quả nếu nó không thực sự trở thành phương tiện giảng dạy trong nhà trường. Nhận thức rõ điều đó, đồng thời với việc công nhận tiếng Melayu là ngôn ngữ quốc gia, chính phủ các nước đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ngôn ngữ này vào hệ thống giáo dục.

Là một quốc gia đa dân tộc, Malaysia duy trì chính sách giáo dục tiểu học bằng bốn thứ tiếng: Melayu, Anh, Trung và Tamil. Tuy nhiên, hiện nay, ở bậc phổ thông trung học, 100% học sinh dùng tiếng Melayu làm công cụ học tập. Đây là một thành công lớn trong chính sách ngôn ngữ và giáo dục của chính phủ Malaysia.

Trước đây, trong hệ thống giáo dục đại học, tiếng Anh có vai trò hơn hẳn tiếng Melayu, nếu không nói là vai trò “độc tôn”. Tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng để giảng dạy. Tuy nhiên hiện nay tình hình đã thay đổi hẳn. Tất cả các trường đại học ở Malaysia đều đã sử dụng tiếng Melayu làm ngồn ngữ giảng dạy chính thức bởi ngay từ bậc phổ thông trung học, tất cả các học sinh đều đã nghe giảng bằng ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Anh chỉ được sử dụng cho một số môn học với đối tượng

chủ yếu là học viên cao học và nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, cũng môn học đó, học viên vẫn có thể nghe giảng bằng tiếng Melayu. Điều đó có nghĩa là, từ bậc phổ thông trung học đến đại học, tiếng Melayu đã hoàn toàn có thể thay thế cho tiếng Anh. Tất nhiên sự loại trừ tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy trong các trường phổ thông và đại học không có nghĩa là nó đã mất vị trí hoàn toàn trong giáo dục. Nó vẫn là ngoại ngữ thứ nhất được chính phủ Malaysia chú ý, khuyến khích, nhất là đối với cộng đồng M elayu - cộng đồng kém tiếng Anh nhất (so với hai cộng đồng An và Hoa).

Việc tiếng Melayu “lên ngôi” trong giáo dục là nhờ một loạt chính sách của chính phủ Malaysia, trong đó có chính sách ưu đãi đối với các trường Melayu. Chẳng hạn, học sinh theo học trường Melayu được miễn tiền học phí, được nhận học bổng của chính phủ, được xét vào trường mà không phải qua kì thi tuyển, được ưu tiên xét chọn vào các trường cao đẳng và đại học với mức điểm thấp hơn, v.v. Bằng những biện pháp khuyến khích hữu hiệu, đến năm 1982 tuyệt đại đa số các trường phổ thông trung học đã chuyển sang dùng tiếng Melayu và từ năm 1983 tiếng Anh bị gạt ra khỏi hầu hết các trường cao đẳng và đại học, nhường chỗ cho tiếng Melayu.

Chính bằng con đường giáo dục và đào tạo, số người biết tiếng Melayu ngày càng tăng. Nếu như năm 1970 chỉ có 64% số người Malaysia biết đọc biết viết thì con số đó đã lên đến 75% vào năm 1980.

Thành công của việc nâng cao vai trò của tiếng Melayu trong hệ thống giáo dục M alaysia còn có đóng góp đáng kể của Dewan Bahasa dan Pustaka (Hội đồng Ngôn ngữ và Văn học) và Viện Ngôn ngữ học. Hai cơ quan này không chỉ có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho bahasa M alaysia mà còn trực tiếp tổ chức việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Melayu, hướng dẫn, dìu dắt các nhà văn trẻ sáng tác bằng tiếng Melayu và tổ chức biên soạn, xuất bản hàng loạt xuất bản phẩm phục vụ giáo dục, trong đó có các bộ sách giáo khoa bằng tiếng Melayu. Có thể nói, chính những bộ sách giáo khoa này đã góp phần đáng kể vào việc khuếch trương sức mạnh biểu hiện, khả năng diễn đạt và truyền tải thông tin, truyền tải tri thức của ngôn ngữ quốc gia - điều mà không phải không có những người đặt câu hỏi nghi ngờ.

Với quốc gia khá “thuần M elayu” Brunei Darussalam tình hình có phần khác Malaysia. Ở đất nước này, như đã nói, người Melayu chiếm tỉ lệ áp đảo, và vì vậy việc công nhận tiếng Melayu là ngôn ngữ quốc gia trở thành đương nhiên. Hơn nữa, vì là tiếng mẹ đẻ của tuyệt đại đa số dân cư nên tiếng Melayu, như đã nói, dễ dàng trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính thức. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là trong giáo dục, tiếng Melayu sẽ giữ vai trò số 1 hay “độc quyền”. Trái lại, ở quốc gia này trong hệ thống giáo dục, tiếng melayu không “thắng” nổi tiếng Anh. Giáo dục Melayu hiện nay là giáo dục song ngữ: Anh và Melayu.

Thực ra ngay từ năm 1962 Bộ Giáo dục Brunei đã có chủ trương lấy tiếng M elayu làm ngôn ngữ giảng dạy chính thức trong các trường từ tiểu học đến trung học. Điều này được thể hiện trong nguyên tắc Giáo dục dân tộc (viết tắt theo tiếng Melayu là DPK) được Hội đồng Hiệp thương quốc gia thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1962. Tuy nhiên chủ trương này không thực hiện được. Hơn một chục năm sau, số học sinh theo học trường tiếng Anh cao hơn hẳn trường tiếng Melayu. Điều này được thể hiện trong bảng dưới đây.

S ố học sinh trường trung học theo trường tiếng Melayu và trường tiếng Anh

Năm Trường tiếng Melayu Trường tiếng Anh

1971 4.569 4.115

1972 4.139 5.077

1973 3.626 5.899

1974 3.341 6.845

1975 3.162 7.238

Nguồn'. Báo cáo hàng năm, năm 1975. Bộ Giáo dục Brunei

Đến năm 1984 (tức là trước khi thực hiện hệ thống giáo dục song ngữ) số trường trung học theo trường tiếng Melayu giảm xuống chỉ còn 4 trong khi đó thì số trường trung học theo trường tiếng Anh tăng lên đến 7. Tinh hình này đòi hỏi chính phủ Brunei phải có sự thay đổi trong chính sách giáo dục. Và thế là Hệ thống giáo dục quốc gia ra đời.

Hệ thống giáo dục quốc gia Brunei Darussalam (Sistem Pendidikan Negara Brunei Darussalam - viết tắt là SPNBD) bắt đầu thực hiện từ 1985. Ý tưởng của hệ thống giáo dục này là:

- Giáo dục song ngữ.

- Giáo dục M elayu Hồi giáo quân chủ. - Hồi giáo hoá khoa học.

Theo hệ thống giáo dục này, người ta không chia thành hai loại trường theo phương tiện diễn đạt (thành trường tiếng Melayu và trường tiếng Anh) mà theo hướng củng c ố tiếng Meỉayu đồng thời coi trọng tiếng Anh nghĩa là chỉ có một loại trường trong đó sử dụng cả tiếng Melayu lẫn tiếng Anh. Tinh thần của giáo dục song ngữ được hiểu là:

- Đây là một cách thức để nâng cao thanh thế của tiếng Melayu nhưng đồng thời lại không coi nhẹ tiếng Anh. c ả hai ngôn ngữ đều được coi trọng VI tất cả học sinh đều phải học bằng tiếng Melayu và bằng tiếng Anh (trước đây học sinh trường tiếng Anh không học bằng tiếng Melayu, và ngược lại, học sinh trường tiếng Melayu không học bằng tiếng Anh).

- Chủ trương về tiếng Anh như vậy là nhằm vào mục đích khoa học, tức là tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên Brunei có thể đi học ở các trường đại học nước ngoài có sử dụng tiếng Anh.

- Việc giảng dạy song ngữ được tiến hành cụ thể như sau:

+ Những môn học không liên quan nhiều đến nhu cầu đào tạo trình độ đại học ở nước ngoài được giảng dạy bằng tiếng Melayu.

+ Những môn học phụ thuộc nhiều vào nhu cầu đào tạo trình độ đại học ở nước ngoài thì được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Việc phân chương trình giảng dạy được thực hiện theo nguyên tắc các lớp cấp thấp sử dụng tiếng Melayu nhiều, càng lên lớp cao, khi trình độ tiếng Anh khá, những môn học bằng tiếng Anh càng nhiều hơn. Cụ thể như sau:

- Ở cấp mẫu giáo, tất cả các môn được giảng dạy bằng tiếng Melayu.

- Ở các lớp đầu của bậc tiểu học, hoàn toàn sử dụng tiếng Melayu, trừ môn tiếng Anh. Trong một tuần, tiếng Melayu chiếm 77,8% số giờ học.

- Từ lớp 4 đến lớp 6, số giờ dùng tiếng Melayu làm ngôn ngữ giảng dạy chỉ còn 18 giờ/tuần, nghĩa là khoảng 40% (xin xem bảng dưới đây). STT M ôn hoc Sô giờ 1 tu ầ n Ngôn ngữ giảng dạy

1 Tiếng Melayu 10 giờ Tiếng Melayu

2 Tiếng Anh 10 giờ Tiếng Anh

3 Toán hoc 10 giờ Tiếng Anh

4 Khoa hoc 3 giờ Tiếng Anh

5 Lich sử 2 giờ Tiếng Anh

6 Đia lí 2 giờ Tiếng Anh

7 Hồi giáo học 3 giờ Tiếng Melayu

8 Giáo due thể chất 2 giờ Tiếng Melayu

9 Hội hoạ và thủ công 2 giờ Tiếng Melayu

10 Giáo dục công dân 1 giờ Tiếng Melayu

Công 45 giờ

Từ lớp 7 đến lớp 9, các môn học bằng tiếng Melayu chỉ chiếm khoảng từ 28% đến 35%. Vào những năm cuối cùng của trường phổ thông học sinh theo chuyên ban khoa học tự nhiên, trong số 14 môn học chỉ có 2 môn dạy bằng tiếng Melayu (môn tiếng Melayu và môn Hồi giáo học), các môn còn lại đều dạy bằng tiếng Anh (toán, hoá, sinh, lí, nông nghiệp dinh dưỡng, địa, tin học, kinh tế, V . V . ) . Học sinh theo chuyên ban van học và khoa học xã hội, trong số 20 môn học, có 6 môn học bằng tiếng M elayu, 14 môn còn lại học bằng tiếng Anh [Awang Mataim Bakar,

Ở Trường Đại học Brunei Darussalam, trong số 17 chương trình của nhà trường chỉ có 4 chương trình phần lớn dạy bằng tiếng Melayu, các chương trình còn lại phần lớn dạy bằng tiếng Anh.

Như đã nói ở trên, ở Brunei, do cộng đồng Melayu là cộng đồng “áp đảo” nên vấn đề dân tộc không gay gắt như ở một số nước. Trong hoàn cảnh đó, việc sử dụng song ngữ Melayu - Anh trong trường học, theo một nhà nghiên cứu, không có nghĩa là hạ thấp vai trò của ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Anh đối với người Brunei, dù phát triển đến mức nào, vẫn là ngoại ngữ. Nó không th ể thay th ế được tiếng mẹ đẻ. Việc Brunei đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học cùng với tiếng M elayu là một hướng đi mạnh dạn, nhằm giúp thế hệ trẻ nhanh chóng tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên việc đưa nó vào đến mức nào thì lại là vấn đề đang còn tranh cãi.

Ở Cộng hoà Indonesia, vai trò của tiếng Anh không lớn như ở M alaysia và Brunei. Sau khi Indonesia giành độc lập, tiếng Hà Lan cũng mất vai trò lịch sử của mình. Các ngồn ngữ của những tộc người không phải Melayu dù có số người nói đông hơn, không được coi là ngôn ngữ quốc gia. Được pháp luật bảo hộ, trong điều kiện đó, tiếng Melayu với tên mới là bahasa Indonesia phát huy ảnh hưởng mạnh trong đời sống xã hội. Và đây chính là tiền đề thuận lợi để chính phủ Indonesia đưa bahasa Indonesia vào hệ thống giáo dục một cách toàn diện. Có thể coi vai trò của bahasa Indonesia trong hệ thống giáo dục của Cộng hoà Indonesia cũng tương tự như vai trò của tiếng Việt ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là

bahasa Indonesia được dùng đ ể giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là các tộc người không phải Melayu không có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình.

Do Melayu không phải là tiếng mẹ đẻ của nhiều tộc người ở Indonesia nên việc phổ biến nó cho toàn xã hội không dễ dàng. Các trường học ở Indonesia, do vậy, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phổ biến và nâng cao trình độ tiếng Melayu cho mọi người dân, trước hết là thế hệ trẻ. Là một quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á song chính phủ Indonesia đã thực hiện được một hệ thống giáo dục bằng tiếng Melayu trên toàn lãng thổ, đó là một cố gắng lớn. Đành rằng, như nhiều người phàn nàn, trình độ hiểu biết và vận dụng bahasa Indonesia của nhiều học sinh, sinh viên hiện nay chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của một xã hội hiện đại với sự bùng nổ của thông tin, song, công bằng mà nói, những thành tựu mà nền giáo dục Indonesia đã đạt được trong việc đưa bahasa Indonesia vào mọi cấp học là đáng ghi nhận và trân trọng. Người ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngôn ngữ quốc gia - bahasa Indonesia - trong nền giáo dục Indonesia ngày nay. Có thể nói về mặt này, Indonesia là nước thực hiện thành công nhất trong số các nước chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia.

Có được những thành tựu trên trước hết là do nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Văn hoá Indonesia đ ã quan tâm thích đáng đến việc khuếch trương, p h ổ biến tiếng Indonesia thông qua giáo dục. Hàng loạt Đ ại hội tiếng Indonesia (Konggres Bahasa Indonesia) đã được tổ chức. Ở các Đại hội này, tất cả các đại biểu tham dự đều nhấn mạnh đến việc sử dụng và giáo dục ngôn ngữ quốc gia với phương châm: ngôn ngữ giao tiếp chính thức là Bahasa Indonesia. Điều 41 của sắc luật số 2 năm

1989 được Đại hội tiếng Indonesia thông qua, nêu rõ: “Ngôn ngữ giao tiếp trong nền giáo dục quốc gia là Bahasa Indonesia”. Chính nhờ có đường lối trên mà ngành giáo dục Indonesia đã triển khai có hiệu quả chương trình giảng dạy tiếng Indonesia một cách toàn diện ở tất cả các bậc học, trường học.

Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến sự thành công là ở việc Bộ Giáo dục và Văn hoá đã b ố trí thời lượng hợp lí cho s ố giờ tiếng Indonesia. Nguyên tắc bố trí ở đây là số tiết học tiếng Melayu trong trường học theo hướng giảm dần từ lớp bậc thấp đến lớp bậc cao. Ví dụ, ở bậc tiểu học, số tiết tiếng Indonesia chiếm 1/3 tổng số giờ học ở lớp 1, chiếm khoảng 1/ 4 ở lớp 2, khoảng 1/ 5 ở các lớp 3, 4, 5. Cứ như vậy, đến lớp 10, 11 thì tỉ lệ đó còn khoảng 1/ 8. Lên đến đại học, vẫn có giờ tiếng Indonesia cho tất cả các trường (thường 2 tiết /tuần). Và tất nhiên, như đã nói, ở bậc đại học, tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Indonesia. Chỉ từ năm học 1999 - 2000, để nâng cao hơn nữa trình độ tiếng Anh và tri thức khoa học cho sinh viên, Bộ Giáo dục và Văn hoá mới cho phép một số bộ môn khoa học được giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh [Đoàn Văn Phiíc, 2001, 54].

Ở Cộng hoà Singapore, bahasa Melayu không có “đất” để phát triển như các quốc gia khác. Tuy được “khoác” chiếc áo là ngôn ngữ quốc gia nhưng, trên thực tế, nó không có vai trò gì đáng kể trong giao tiếp xã hội và trong giáo dục. Singapore không thực hiện hệ thống giáo dục song ngữ như Brunei, nghĩa là không bắt học sinh phải học một số môn bằng tiếng Melayu. Ngôn ngữ giảng dạy trong trường học là tiếng Anh và tiếng Trung. Tiếng Melayu chỉ được giảng dạy cho những học sinh Melayu vốn thuộc tộc người “thiểu số” ở Singapore, để nhằm nâng cao tiếng mẹ đẻ cho họ. Đã có một thời, phong trào học tiếng Melayu trong quần chúng rộ lên khi Đảng Hành động nhân dân thi hành chính sách đoàn kết chặt chẽ với Malaysia. Tuy nhiên, sau đó, bahasa Melayu không “địch” được với tiếng Anh, ngôn ngữ quản lí hành chính và văn phòng, và với tiếng Trung, ngôn ngữ của cộng đồng người “áp đảo” ở Singapore. Có thể nói, tuy không được coi là ngôn ngữ quốc gia nhưng tiếng Anh và tiếng Trung đã có vai trò rất lớn trong việc giúp Singapore vừa ổn định được xã hội vừa phát triển nền kinh tê đất nước.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 63)