Những lí do để tiếng Melayu trở thành ngôn ngữ quốc gia của Malaysiay Brunei , Singapore và Indonesia

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 54 - 58)

gia của Malaysiay Brunei, Singapore và Indonesia

Một cách khái quát có thể nói rằng việc tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia là do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh t ế - x ã hội của mỗi nước và cấu trúc nội tại của ngôn ngữ này quy định.

1. Tiếng M elayu có lịch sử phát triển rất lâu đời. Các tên gọi bahasa Melayu (tiếng Melayu) và bangsa Melayu (dân tộc Melayu) xuất hiện

chính thức từ thế kỉ XV, gắn liền với sự ra đời và cường thịnh của Vương quốc Melaka. Nói như các nhà nghiên cứu Malaysia, từ thế kỉ XV, “thuật ngữ M elayu với tư cách là một tên gọi tập thể của sự biểu vật cho một ngôn ngữ và một dân tộc thống nhất đã xuất hiện từ sự rực rỡ của Vươn2

quốc M alaka” [ f\b ẩ ^ itc \ /^ 5 " ]• Thời đó, Malaka - điểm dừng chân, nơi án ngữ tuyến đường chính trong thông thương hàng hoá từ phương Tây sang Viễn Đông - trở thành một trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất ở Đông Nam A. Các thương nhân từ Arập, An Độ, Trung Quốc Phương Tây, v.v. đều tụ hội về đây. Những người có nguồn gốc chủng tộc khác nhau ấy cần một phương tiện giao tiếp trung gian cho công việc buôn bán của mình. Lúc đó, ngôn ngữ duy nhất đáp ứng được

đòi hỏi ấy chính là tiếng Melayu (bahasa Melayu) của dân tộc Melayu (bangsa M elayu) ở Mftlaka. Tiếng Melayu, từ đó, trở thành ngôn ngữ chính thống của Vương quốc Melaka. Và vì bahasa Melayu đã nổi bật, trở thành tên gọi cho ngôn ngữ của Vương quốc Mđlaka cho nên các phương ngữ khác ở Semenanjung (Đất nước bán đảo) cũng được nhận biết và “gộp” chung vào bahasa Melayu, đồng thời, tất cả những người cùng nói thứ “tiếng chung” ấy nghiễm nhiên cũng được quy là người Melayu. Về sau, tên gọi M elayu trở thành tên gọi chung (mà các nhà nghiên cứu Malaysia, như đã nói ở trên, gọi là tên gọi tập thể), biểu vật cho một ngôn ngữ thống nhất của một dân tộc thống nhất, bao gồm tất cả những người Melayu sinh sống ở Đông Nam Á hải đảo.

2. Tiếng Melayu là một phương tiện truyền giáo hữu hiệu. Gần như (nếu không nói là 100%) tất cả những người Melayu đều theo đạo Hồi. Có được sự phổ biến và “bám sâu” ấy của đạo Hồi vào cộng đồng Melayu, phải kể đến vai trò to lớn của tiếng Melayu. Các giáo sĩ đã dùng tiếng nói của chính dân tộc Melayu để truyền giáo cho người Melayu. Sau này, tiếng Melayu còn được sử dụng để tuyên truyền Thiên Chúa giáo. Và chính những việc làm này, một cách khách quan, đã góp phần không nhỏ (nếu không nói là đáng kể) vào việc tuyên truyền, đề cao tiếng Melayu, đưa nó trở thành một “lingua franca” có tính khu vực. Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, trong lịch sử phát triển, tiếng Melayu và đạo Hồi luôn luôn nâng đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Sự lan truyền, phổ biến của đạo Hồi ở Đông Nam Á hải đảo đi liền với sự hoàn thiện, phát triển của tiếng Melayu.

3. Tiếng Melayu, như đã thấy qua khảo sát ở chương trước, có một hệ thống ngữ âm đơn giản và một hệ thống chữ viết khoa học, dễ học, dễ nhớ. Hơn nữa, vốn từ của ngôn ngữ Melayu luôn được bổ sung, làm giàu có thêm bằng những từ mới được mượn từ các ngôn ngữ Pali-Sanskrit, Arập, Tamil, Jawa, Hà Lan, Anh, v.v. Các từ cơ bản có cội nguồn sâu xa từ ngôn ngữ Proto-M elayu Polinesia có sức sản sinh lớn nhờ các phương thức cấu tạo từ, nhất là phương thức thêm phụ tố. Tất cả những “lợi thế"’ ấy góp phần không nhỏ vào việc quyết định cho nó đảm nhiệm vai trò là ngôn ngữ quốc gia ở bốn nước đã nêu.

4. Do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của quá trình tộc người, thành phần cư dân ở các quốc gia cổ đại Đông Nam Á tuy đa dạng nhưng lại khá thống nhất về nguồn gốc. Tiếng Melayu là một ngôn ngữ xa xưa có nguồn gốc gắn bó chặt chẽ với các ngôn ngữ khác trong khu vực và với những vùng cư dân mà nó ảnh hưởng. Chính mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc đã tạo điều kiện thuận lợi để các tộc người khác ở Đông Nam Á dễ chấp nhận tiếng Melayu như là một ngôn ngữ thứ hai khi cần.

5. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, tiếng Melayu đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, gánh được trọng trách lịch sử mà xã hội yêu

cầu. Không chỉ dừng lại ở việc làm phương tiện giao tiếp trung gian cho giới thương gia các nước thời Vương quốc Malaka, tiếng Melayu còn có vai trò quan trọng trong các nghi lễ chính thức. Ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, tiếng M elayu đều có khả năng diễn đạt, biểu hiện: giao tiếp trong xã hội, sáng tác văn học nghệ thuật, truyền tải tri thức khoa học kĩ thuật, v.v.

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiếng Melayu có vai trò đáng kể. Nó là tiếng nói của các tổ chức và phong trào yêu nước chống ách đô hộ của thực dân phương Tây. Tiếng Melayu được tuyên bố là ngôn ngữ của sự thống nhất, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc và văn hoá dân tộc. Chính tiếng Melayu là phương tiện thống nhất các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đúng như nhiều học giả Melayu đã khẳng định nếu như không có tinh thần đoàn kết trước sau như một của người Melayu chống lại cái gọi là “Malayan Union” của bọn thực dân, chắc chắn ngày nay tiếng Melayu sẽ không thể trở thành ngôn ngữ dân tộc - ngôn ngữ quốc gia của các nước Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore.

Như vậy xét trên nhiều bình diện, tiếng Melayu hoàn toàn đảm đương được vai trò của một ngôn ngữ quốc gia: có truyền thống sử dụng lâu đời, được sử dụng trong nhiều chức năng, có ý thức giác ngộ về dân tộc và quốc gia, có chữ viết khoa học, có hình thức ngôn ngữ văn học.

Trở lên là những lí do chung khiến tiếng Melayu trở thành ngôn ngữ quốc gia. Đồng thời với những lí do chung ấy, mỗi quốc gia, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, do những nhân tố văn hoá - xã hội riêng biệt mà cũng có những lí do riêng dẫn đến việc chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia.

Trước hết xin nói đến trường hợp Brunei Darussalam. Ở quốc gia này, số người M elayu chiếm tỉ lệ áp đảo: 62% dân số cả nước. Cộng đồng Melayu ở Brunei, có thể nói, là dân bản địa, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Việc chọn lựa ngôn ngữ của họ, tiếng Melayu, làm ngôn ngữ quốc gia, do vậy, là hợp lí và tất yếu.

Ở M alaysia, cộng đồng Melayu chiếm khoảng 50% dân số. Tuy tỉ lệ không lớn bằng ở Brunei nhưng đây vẫn là tộc người bản xứ có số dân đông nhất nước. Người Hoa chiếm tỉ lệ khoảng 30%. Hơn nữa đây lại là tộc người mới di cư đến, không phải là dân bản địa. Việc chọn lựa tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ toàn dân với tên gọi bahasa M alaysia (tiếng M alaysia) vừa phù hợp với truyền thống dân tộc vừa dương cao được ngọn cờ đoàn kết, thống nhất quốc gia, nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc vốn khá căng thẳng và nhạy cảm. Đúng như GS, TS Asmah Haji Omar, Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Ngồn ngữ học, Đại học

M alaya, nhà nghiên cứu xã hội học ngôn ngữ xuất sắc của Malaysia, nhận xét: “Đoàn kết dân tộc chỉ có được nếu ở đây có nền văn hoá và sự hiểu biết chung, và mẫu số chung cho nền văn hoá và sự hiểu biết chung ấy chính là ngôn ngữ chung” [Asmah Haji Omar, 1987]. Tất nhiên, như đã nói, ngôn ngữ chung ấy, trong hoàn cảnh của Malaysia, xét ở nhiều phương diện, không thể là một ngôn ngữ nào khác tốt hơn, ngoài tiếng Melayu. Và chính điều này đã được Thủ tướng Malaysia tuyên bố: “Đạt được sự thống nhất dân tộc, sự thống nhất tất cả mọi người dân Malaysia trên cơ sở ngôn ngữ quốc gia, tức là tiếng Melayu, là mục đích của chúng tôi” [Chĩnh sách ngôn ngữ ở các nước Á - Phi, 1977].

Ở Singapore, cộng đồng người Melayu chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 10% dân số) trong khi đó thì cộng đồng người Hoa lại chiếm tỉ lệ áp đảo (khoảng 80%). Song người Hoa ở đây luôn luồn muốn khẳng định họ là người M alaysia (chứ không phải là ngưcd Trung Quốc). Việc họ không chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ quốc gia là có nguyên nhân sâu xa từ đó. Hơn nữa, trong lớp người trẻ gốc Hoa hiện nay, không phải tất cả đều nói và viết được tiếng Trung. Song Singapore cũng không thể chọn tiếng Anh, một ngôn ngữ “ngoại lai” làm ngôn ngữ quốc gia (mặc dù tiếng Anh rất phổ biến). Hơn nữa quốc gia này mới được tách ra từ Liên bang Malaysia (vốn bao gồm cả Malaysia, Brunei, Singapore mà tiếng Melayu trong một thời gian dài đã là ngôn ngữ phổ thông chung cho cả liên bang do tộc người “áp đảo” trong liên bang là Melayu). Do vậy mặc dù tiếng Melayu không phổ biến bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nó vẫn được chính phủ Singapore chọn làm ngôn ngữ quốc gia.

Tinh hình có phần hơi khác ở Indonesia. Ở quốc gia 3000 hòn đảo này, dân số của cộng đồng Melayu chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, khiêm tốn hơn rất nhiều so với cộng đồng Jawa - cộng đồng có tỉ lệ dân số cao nhất ở Indonesia. Tuy nhiên, so với tiếng Jawa, tiếng Melayu, trong lịch sử, lại được ưa dùng hơn. Những lí do chính dẫn tới sự lựa chọn ấy là:

- Tiếng M elayu trong tình trạng nguyên sơ, vẫn được gọi là tiếng Melayu chợ búa, có hệ thống ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng hết sức đơn giản, thuận tiện cho việc giao tiếp. Cái mà người nói cần hướng tới là nội dung thông báo, nghĩa là không trau chuốt, cầu kì, miễn là người nghe hiểu được. Vào thời điểm lúc đó, tức là lúc ngôn ngữ văn học chưa phát triển, cách diễn đạt sơ giản ấy dễ thu hút được quần chúng. Tiếng Jawa thì trái lại, mang rõ đặc tính trau chuốt, cầu kì, vì là phương tiện giao tiếp của tầng lớp quý tộc. Ngôn ngữ này đã phát triển đến những cấu trúc phức tạp, có khả năng phản ánh những mối quan hệ đa dạng trong xã hội. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc đó, tiếng Melayu binh dân không rườm rà dễ bắt sâu vào quần chúng hơn.

- Chủ nhân chính gốc của tiếng Melayu là tộc người Melayu - những người vốn ưa thích cuộc sống tự do, nay đây mai đó trên biển.

Cuộc sống của họ gắn liền với biển cả. Lối sống “hướng ra biển rộng” đã tạo cho họ tính cách phóng khoáng, cởi mở, thích giao du, tiếp xúc. Trái lại, chủ nhân gốc của tiếng Jawa là tộc người trồng lúa, suốt ngày quanh quẩn bên mảnh đất nhỏ hẹp của mình. Điều kiện sống ấy đã tạo cho họ tính cách trầm tĩnh, ưa tĩnh tại, sống thu mình, không thích giao du, phóng đãng. Trong bối cảnh như vậy, tiếng Melayu đương nhiên có “đất” để phát triển. Tiếng Melayu theo chân những thương thuyền ngang dọc trên biển đã đến được mọi nơi. Với những kinh nghiệm sẵn có về nghề biển, người M elayu đã đóng vai trò sứ giả, người tuyên truyền và quảng bá cho ngôn ngữ của mình ở khắp những nơi mà họ đi qua. Do vậy, trong nhiều thế kỉ, và cho đến tận ngày nay, tiếng Melayu đã thực sự trở thành một ngôn ngữ có địa bàn sử dụng rất rộng lớn không chỉ ở Indonesia mà ở cả thế giới hải đảo Đồng Nam Á nói chung.

- Một lí do nữa là tâm lí chấp nhận của người sử dụng. Melayu, như đã nói, là tiếng nói của một tộc người thiểu số, có địa vị thấp trong cơ cấu

xã hội nhà nước cổ đại. So với một số ngôn ngữ khác ở Indonesia vốn là những ngôn ngữ của những tộc người có lịch sử quá “huy hoàng” hoặc có số người nói “áp đảo” thì tiếng Melayu có vị trí thấp hơn. Song trong hoàn cảnh một quốc gia có thành phần phức tạp như nhà nước cổ đại Indonesia thì chính địa vị xã hội thấp này lại tạo ra một điều kiện thuận lợi: những tộc người khác cùng có địa vị xã hội thấp như Melayu dễ chấp nhận tiếng Melayu làm phương tiện giao tiếp của mình, bởi nó “cùng cảnh ngộ”. Sự chấp nhận ấy tránh được tâm lí mặc cảm khi phải sử dụng một ngôn ngữ “sang trọng” của những người có địa vị cao trong xã hội, vốn không gần gũi với mình.

Trên đây là một số lí do quan trọng đã đưa tiếng Melayu, vốn có nguồn gốc từ một ngôn ngữ của một tộc người thiểu số, trở thành một ngôn ngữ phổ biến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Indonesia trong quá khứ. Trong thời kì cận và hiện đại, cũng vẫn những lí do lịch sử này đã giúp cho M elayu một lần nữa “lột xác” để trở thành ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Indonesia [Hoàng Thu Trang, 2000, 53].

Một đất nước với hàng nghìn hòn đảo như Indonesia, yêu cầu thống nhất quốc gia trở thành vấn đề cốt yếu nhất. Do vậy, sau quyết định chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia thì việc đổi tên nó thành bahasa Indonesia (tiếng Indonesia) là hết sức cần thiết. Với tên mới bahasa Indonesia, tất cả các dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ hiểu rằng đó là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chung, thống nhất của mọi người dân Indonesia chứ không phải chỉ của riêng cộng đồng Melayu như trước.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 54 - 58)