VÀI LỜI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 90 - 95)

I. CUỘC CẠNH TRANH GIỮA TIÊNG MELAYU VÀ CÁC NGÔN NGỮ KHÁC

Hệ thông cũ Hệ thông mới Nghĩa

VÀI LỜI KẾT LUẬN

1. Khi nghiên cứu các tộc người ở thế giới hải đảo Đông Nam Á, các nhà khoa học thường không bỏ qua một trong những cộng đồng lớn nhất khu vực: cộng đông Melayu. Cộng đồng này đã từng là đối tượng xem xét không chỉ của các nhà khoa học bản địa Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei mà còn của các nhà khoa học Phương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp, v.v. Với Việt Nam, do các điều kiện khách quan và chủ quan, trong một thời gian khá dài, giới khoa học chưa biết nhiều đến cộng đồng này.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc tìm hiểu, xem xét các quốc gia, các cộng đồng lân cận trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đã đến lúc chúng ta phải có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về những người láng giềng của mình, cả láng giềng lục địa gần gũi lẫn láng giềng hải đảo không quá xa xôi. Tất nhiên, như đã nói ở phần đầu, khái niệm “toàn diện”, tự bản thân nó, đã bao chứa nhiều vấn đề cần được xem xét: lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, v.v. Đó là công việc của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên sâu khác nhau. Trong công trình này, như tên gọi của nó, người viết chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ: vấn đề ngôn n g ữ - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng.

2. Qua những gì đã được trình bày ở các chương trên có thể hiểu “Vấn đề ngôn n g ữ’ được đề cập đến trong công trình này theo cả hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, đó là nội dung, bản chất của vấn đề được trình bày. Điều này được thể hiện rõ qua Chương II (bàn về Đặc điểm và Cấu trúc tiếng Melayu) và Chương III (về Vai trò của tiếng Melayu). Từ “vấn đề” theo nghĩa này tương đương với từ issue của tiếng Anh. Theo nghĩa hẹp, “vấn đề” được hiểu là “có vấn đề cần đặt ra để giải quyết”. Tinh thần này chủ yếu được thể hiện trong Chương IV của công trình (Những vấn đề ngôn ngữ đang được đặt ra). Ở đây, “vấn đề” được hiểu tương đương với từ problem của tiếng Anh. Tuy nhiên, như đã thấy, những nội dung trình bày ở các chương không tách biệt mà có quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu: sẽ không thể đưa ra được vấn đề cần giải quyết một cách thuyết phục nếu không nắm chắc được nội dung, bản chất của vấn đề. Xin dẫn một

ví dụ: vấn đề cạnh tranh giữa tiếng Melayu với tiếng Anh và tiếng Trung được trinh bày ở Chương IV rõ ràng có liên quan mật thiết với vấn đề vai trò của tiếng Melayu được trình bày ở Chương III (vai trò của tiếng Melayu trong hệ thông giáo dục, trong giao tiếp xã hội và trong các phương tiện thông tin đại chúng - Tất cả đều có sự canh tranh với hai ngôn ngữ trên).

3. Ngôn ngữ mẹ đẻ của người Melayu là tiếng Melayu. Tiếng Melayu, vượt ra khỏi cộng đồng, trở thành ngôn ngữ quốc gia của 4 nước: Malaysia,

Indonesia, Brunei và Singapore. Điều này có nghĩa là tiếng Melayu không chỉ là tiếng nói của người Melayu mà còn trở thành ngôn ngữ giao tiếp của các dân tộc khác ở Đồng Nam Á hải đảo. Điều đó chứng tỏ khả năng ảnh hưởng của tiếng Melayu càng ngày càng lớn. Có lẽ vì thấy được khả năng phát triển và ảnh hưởng to lớn của tiếng Melayu mà một số người đã có ý tưởng đưa ngôn ngữ này lên thành một thứ “tiếng nói chung” của khối ASEAN. Dĩ nhiên đây mới chỉ là ý tưởng song dẫu sao điều đó cũng đã khăng định phần nào vị thế quan trọng của tiếng Melayu trong thế giơí hải đảo.

Về mặt nguồn gốc, tiếng Melayu được đông đảo giới nghiên cứu cho là thuộc về chi Tây Indonesia của ngữ hệ Nam Đảo.

Về mặt loại hình, tiếng Melayu là ngôn ngữ đa tiết, chắp dính, với sự phát triển mạnh của các phụ tố, đặc biệt là tiền tố và hậu tố. Phụ tố xuất hiện ở hầu hết các từ loại và làm cho hộ thống từ loại Melayu có những đặc điểm riêng hết sức độc đáo, đến mức các nhà ngôn ngữ học có thể dựa vào hệ thống phụ tố để phân loại các lớp động từ, danh từ.

Tiếng Melayu có hệ thống ngữ âm đơn giản và hệ thống chữ viết hiện đại khoa học. Tính khoa học được biểu hiện trước hết ở chỗ mỗi âm vị chỉ có một cách thể hiện trên chữ viết và ngược lại. Nhờ đặc điểm này, người nước ngoài và trẻ em M elayu học chữ khá dễ dàng. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng, để có được kết quả đó, chính phủ các nước lấy tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia, mà trước hết là Malaysia và Indonesia, đã “không quản ngại” trong việc cải tiến chính tả, chữ viết (một công việc mà ở Việt Nam, do hoàn cảnh khách quan và chủ quan, người ta chỉ “bàn” nhiều chứ chưa bao giờ thực thi, dù chỉ là một cải tiến nhỏ).

Kho từ vựng tiếng Melayu càng ngày càng phát triển phong phú thông qua hai con đường chính: tự tạo và vay mượn. Từ vốn từ gốc Nam Đảo, bằng các phương thức láy, ghép, thêm phụ tố, hàng loạt từ mới đã được tạo ra để chuyển tải những nội dung mới do sự phát triển của đời sống xã hội mang lại. Thêm vào đó, nhờ con đường giao lưu, tiếp xúc, tiếng Melayu cũng đã thu nhận vào mình một khối lượng lớn từ từ các ngôn ngữ khác như Arập, Jawa, Anh, Hà Lan, Thái, v.v.

Phương thức ngữ pháp chính của tiếng Melayu là ngữ điệu, hư từ và trật tự từ. Vê cơ bản, trật tự từ trong tiếng Melayu giống với tiếng Việt, đó là trật tự c - V - B.

4. Có nhiều lí do dẫn đến việc tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của bốn nước. Có những lí do chung cho cả bốn và cũng có những lí do riêng cho từng quốc gia. Thuộc về những lí do chung có thể kể đến là: 1) Tiêng Melayu có lịch sử phát triển lâu đời, vai trò của nó được khẳng định ngay từ thời hưng thịnh của Vương quốc Malaka, 2) Tiếng Melayu là một phương tiện truyền giáo hữu hiệu, cả Hồi giáo lẫn Thiên Chúa giáo, 3) Tiếng Melayu có hệ thống ngữ âm đơn giản và hệ thống chữ viết khoa học, dễ học, dê nhớ, 4) Tiếng Melayu có nguồn gốc gắn bó chặt chẽ với các ngôn ngữ khác trong khu vực, do đó dễ được các tộc người khác chấp nhận, và 5) Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, tiếng Melayu đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, gánh được trọng trách lịch sử mà xã hội yêu cầu: là vũ khí đấu tranh, là phương tiện sáng tác văn học, truyền tải thông tin và những tri thực khoa học kĩ thuật, v.v.

Trong việc quyết định chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia thì Brunei và M alaysia có một lí do giống nhau, đó là tỉ lệ áp đảo của người Melayu so với các cộng đồng khác cùng sinh sống trên đất nước. Singapore có một lí do khác: nước này vừa không chọn tiếng Trung (không muốn bị hiểu là “biến thể” của Trung Quốc) vừa không chọn tiếng Anh (một ngôn ngữ ngoại lai) cho dù đó là những thứ tiếng phổ biến nhất ở quốc gia này. Việc chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia mặc dù được giải thích là trước đây Singapore cũng thuộc Liên bang Malaysia và hiện tại vẫn đang có người Melayu sinh sống, vẫn bị coi là “gượng ép”. Có lẽ vì thế mà, trên thực tế, vai trò của tiếng M elayu ở đất nước này kém xa so với tiếng Anh và tiếng Trung, và so với tiếng Melayu ở ba quốc gia còn lại. Đối với Indonesia, cộng đồng Melayu không phải là cộng đồng lớn. Tuy nhiên, thấy được những ưu thế đặc biệt của tiếng Melayu, chính phủ Indonesia đã quyết định chọn ngôn ngữ này làm ngôn ngữ quốc gia và thực thi nhiều biện pháp hữu hiệu, từ những biện pháp tuyên truyền, quảng bá, khích lệ đến việc đề lên thành luật pháp thi hành. Có thể nói, về vấn đề này, chính phủ Indonesia đã rất thành công.

5. Trở thành ngôn ngữ quốc gia của một nhóm nước, tiếng Melayu càng có vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội.

Tiếng M elayu không chỉ là phương tiện giao tiếp của riêng người Melayu mà còn là ngôn ngữ giao tiếp chính thức của mọi cộng đồng xã hội. ở các quốc gia, số người thuộc các cộng đồng không phải Melayu sử dụng tiếng M elayu càng ngày càng tăng.

Trong hệ thống giáo dục, vai trò của tiếng Melayu cũng được khẳng đinh. Ở bậc giáo dục phổ thông, nhìn chung, tiếng Melayu giữ vai trò chủ đạo. Ở bậc giáo dục đại học, tiếng Melayu “chia sẻ” dần với tiếng Anh.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, xuất bản, phát thanh, truyên hình và trong văn học, “tiếng nói Melayu” càng ngày càng có đ|a VỊ xứng đáng. Tiếng Melayu hiện đại hoàn toàn có khả năng phản ánh, biêu hiện tất cả những vấn đề phong phú, đa dạng do thực tiễn cuộc sống đặt ra, kể cả những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến của thời đại.

6. So với trước đây, ngày nay vị thế của tiếng Melayu được nâng cao hơn hăn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, không phải không có những

vấn đề đang được đặt ra cho nó.

Vấn đề nổi cộm trước hết là “cuộc chạy đua”, “sự cạnh tranh” giữa tiêng M elayu và các ngôn ngữ khác, mà cụ thể là tiếng Anh và tiếng Trung. Sự cạnh tranh với tiếng Trung xảy ra chủ yếu ở Singapore và Malaysia, trong đó, ở Malaysia, nếu không khéo, vấn đề ngôn ngữ sẽ dẫn đến vấn đề mâu thuẫn sắc tộc (vốn đã từng xảy ra đổ máu trong lịch sử hơn 30 năm trước). Cuộc cạnh tranh với tiếng Anh tuy không dẫn đến mâu thuẫn sắc tộc nhưng lại phức tạp ở khía cạnh khác. Một mặt, sự cạnh tranh này xảy ra ở tất cả bốn nước, nơi tiếng Melayu được coi là ngôn ngữ quốc gia; mặt khác, sự “lấn lướt” của tiếng Anh đối với tiếng Melayu có phần quyết liệt hơn và “thành công” hơn so với tiếng Trung. Ngay ở quốc gia “thuần M elayu” như Brunei, tiếng Melayu cũng không thể “chiếm lĩnh” được “địa bàn” đại học như tiếng Anh. Còn ở Singapore thì vai trò “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Melayu gần như chỉ là hình thức trước sự phổ biến áp đảo của tiếng Anh và tiếng Trung. Do vậy, bài toán về mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia với các ngôn ngữ khác vẫn đang đặt ra cho chính phủ Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore.

Chọn tiếng M elayu làm ngôn ngữ quốc gia, chính phủ bốn nước rất muốn có một tiếng nói chung thống nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do hoàn cảnh và lợi ích riêng của từng quốc gia, tiếng Melayu ở mỗi nơi lại đi theo những hướng khác nhau, tạo ra một sự khác biệt nhất định, nếu không nói là không nhỏ, đến mức, hiện nay, chính các nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, v.v. ở các nước đó đã phải lên tiếng cảnh báo về sự khác biệt quá mức cần phải khắc phục. Trên đại thể, sự khác biệt giữa một bên là bahasa Indonesia với một bên là bahasa Melayu ở các quốc gia còn lại chủ yếu ở lớp từ vay mượn, đặc biệt là các từ thuộc lĩnh vực văn hoá, khoa học kĩ thuật. Cũng từ đây, vấn đề chuẩn hoá tiếng Melayu được đặt ra một cách gay gắt hơn. Về vấn đề này, trong thời gian qua, chính phủ và các nhà khoa học hai nước M alaysia và Indonesia đã có rất nhiều cố gắng và đã làm được nhiều việc cụ thể, hữu ích, trong đó thành công nhất chính là việc thành lập

Hội đồng Ngôn ngữ Brunei - Indonesia - Malaysia và đưa ra thực hiện Hệ thống chính tả chung cho tất cả các nước.

Một tương lai xán lạn đang mở ra cho tiếng Melayu. Những vân đê ngôn ngữ đang được đặt ra cho chính phủ Malaysia, Brunei, Indonesia va Singapore chắc chắn sẽ được giải quyết từng bước có hiệu qua.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 90 - 95)