Tiếng Melayu trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 69 - 70)

chúng

Tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền cho ngôn ngữ quốc gia không chỉ có hệ thống giáo dục và các tổ chức nghiên cứu ngôn ngữ và văn học mà còn có cả các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, báo chí, truyền hình, v ề phương diện này, việc sử dụng thường xuyên bahasa M elayu trong các chương trình của đài phát thanh và vô tuyến truyền hình là cách tốt nhất để tuyên truyền, quảng bá và phổ biến ngôn ngữ quốc gia đến mọi người dân ở mọi miền đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của mạng lưới phát thanh, truyền hình, báo chí , chính phủ các nước Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore đã ưu tiên trước hết cho việc phát sóng và xuất bản báo chí bằng tiếng Melayu. Ở bốn nước sử dụng tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia, tiếng M elayu cùng với các ngôn ngữ Anh, Trung, Tamil được sử dụng rộng rãi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng song tiếng Anh và tiếng M elayu được sử dụng như những ngôn ngữ chính, quan trọng nhất. Tiếng Melayu được phát trên sóng TV1, là hệ thống chính của truyền hình nhà nước, được phát trên những chương trình quan trọng của đài phát thanh và được xuất hiện trong những tờ báo là tiếng nói chính của chính phủ và nhân dân.

ở Indonesia, bahasa Indonesia luôn luôn giữ vị trí chủ chốt trong tất cả các phương tiện thồng tin đại chúng. Năm 1983, tỉ lệ các chương trình truyền hình phát bằng tiếng Indonesia và các tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) là 88% (tiếng Indonesia) và 12% (tiếng nước ngoài), ở Jakarta có gần 100 tờ báo và tạp chí được xuất bản và phát hành thì tuyệt đại đa số là bằng tiếng Indonesia. Trong ba tập san của các cơ quan thông tấn thì hai bằng tiếng Indonesia, một bằng tiếng Anh.

Ở M alaysia, báo bằng tiếng Melayu có số lượng nhiều nhất. Tính riêng ở Kuala Lumpur và quận Petaling Jaya có 39 tờ báo thì báo bằng tiếng M elayu là 17, bằng tiếng Anh 9, bằng tiếng Trung 9 và tiếng Tamil 4. Những tờ báo bằng tiếng Melayu như Berita Harian, Berita Minggu, Mingguan Malaysia, Ưtusan Malaysia, Utusan Melayu, v.v. đều có số lượng phát hành lớn và có uy tín trong xã hội. Số lượng tạp chí bằng tiếng Melayu còn lớn hơn nhiều. Năm 1994, riêng ở Kuala Lumpur và quận Petaling Jaya đã có tới 58 tạp chí bằng tiếng Melayu. [Information Malaysia 1994, Yearbook]. Trên đài phát thanh thì Radio 1 giữ vai trò chủ chốt của “mạng lưới quốc gia” (National network) được phát bằng tiếng Melayu. Phim ảnh bằng tiếng Melayu cũng có số lượng nhiều nhất. Tất cả những bộ phim không sử dụng tiếng Melayu đều có phụ đề bằng tiếng Melayu. Các biển quảng cáo, thông báo, biển đề, nhãn hiệu, v.v. dù bằng tiếng gì cũng bắt buộc phải có tiếng Melayu đính kèm. Như vậy là ở mọi nơi, trên mọi phương tiện thông tin, tiếng Melayu đều khảng đinh được vai trò số 1 của mình.

Mặc dù không phổ biến bằng tiếng Anh và tiếng Trung nhưng tiếng Melayu, với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, vẫn được sử dụng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Singapore. Báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình đều có chương trình bằng tiếng Melayu.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 69 - 70)