Được thừa nhận là ngôn ngữ quốc gia, tiếng Melayu đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực giao tiếp xã hội.
Giao tiếp ngôn ngữ có thể tạm phân thành hai cấp độ: chính thức (resmi) và không chính thức (tidak resmi, tanpaturan). Giao tiếp chính thức là hình thức giao tiếp trang trọng, thường được sử dụng trong các buổi lễ, các cuộc họp, cuộc gặp gỡ chính thức, được sử dụng trong các hình thức viết báo cáo, soạn thảo công văn, giấy tờ, v.v. Giao tiếp không chính thức là hình thức giao tiếp bằng miệng giữa những người dân với nhau về các vấn đề của đời sống hàng ngày như các hình thức chuyện trò, trao đổi mua bán, v.v. Ở hình thức giao tiếp chính thức, tiếng Melayu giữ vai trò chủ đạo. Ớ hình thức giao tiếp không chính thức, vai trò và vị th ế của nó càng ngày càng được nâng cao.
Ở Liên bang Malaysia, trong thời kì thực dân, tiếng Melayu cùng với tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính thức. Ở một số vùng cư trú của người Melayu, tiếng Melayu là ngôn ngữ chính thức duy nhất.
Sau khi các quốc gia giành được độc lập, tiếng Melayu được chính phủ các nước thừa nhận là ngôn ngữ quốc gia, vai trò của tiếng Melayu càng được đề cao và mang tính chủ đạo. Điều này được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện.
Ở M alaysia, sau khi giành độc lập, tiếng Melayu và tiếng Anh vẫn là hai ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp chính thức. Tuy nhiên từ cuối năm 1967, tiếng Melayu được chính phủ tuyên bố là ngôn ngữ chính thức duy nhất, tiếng Anh bị mất vị trí là ngôn ngữ chính thức thứ hai. Từ đó ưu thế đã thuộc hẳn về tiếng Melayu. Tiếng Anh thường chỉ được sử dụng trong các hội nghị quốc tế. Tiếng Melayu được sử dụng trong tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước và ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Nhà nghiên cứu T .v . Đárôphêeva đã phân ra 10 lĩnh vực hoạt động xã hội có sử dụng ngôn ngữ, như sau:
1. Phát biểu ở Nghị viện và các tổ chức chính phủ.
2. Các bài diễn văn, bài phát biểu, lời khai mạc các hội nghị chính thức, v.v. Các buổi nói chuyện, tranh luận, họp, hội nghị khoa học.
3. Văn phòng các cơ quan của chính phủ, các xí nghiệp, các hội. 4. Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình.
5. Báo chí.
6. Giáo dục: các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học.
7.Quảng cáo, biển đề, dòng chữ đề nhãn hiệu, thông báo. 8. Văn học nghệ thuật.
9. Các đĩa hát.
10. Quân đội, cảnh sát.
Điều đáng nói ở đây là trong 10 lĩnh vực hoạt động nêu trên, có những lĩnh vực sử dụng chỉ một ngôn ngữ, có lĩnh vực sử dụng vài ba ngôn ngữ song không có lĩnh vực nào không sử dụng tiếng Melayu. Như vạy rõ ràng là ở Malaysia, trên thực tế, tiếng Melayu đã chiếm lĩnh vị trí số 1 trong giao tiếp xã hội.
Một đặc trưng nổi bật trong giao tiếp không chính thức ở Malaysia là sự tồn tại của một số tiếng bồi. Thứ tiếng này thường được sử dụng ở các chợ nên còn được gọi là tiếng “chợ búa”. Có đủ các loại tiếng bồi: Anh bồi, Phúc Kiến bồi, Melayu bồi. Trong số các tiếng bồi, tiếng M elayu bồi là phổ biến và được ưa thích hơn cả. Điều này chứng tỏ đông đảo những người thuộc các cộng đồng khác đã tự nguyện chọn tiếng M elayu làm phương tiện giao tiếp của mình. Và như vậy, tiếng Melayu đã trở thành phương tiện giao tiếp chung giữa các tộc người.
Phạm vi ảnh hưởng của tiếng Melayu càng được mở rộng từ khi nó được mang tên mới: bahasa Malaysia (tiếng Malaysia). Cách gọi này thức tỉnh toàn thể nhân dân Malaysia về một quốc gia thống nhất, một nền văn hoá và một tiếng nói chung. Việc mọi người dân Malaysia, không phân biệt gốc Melayu, gốc Hoa hay gốc Ân, cùng sử dụng bahasa Malaysia là biểu hiện của tinh thần dân tộc, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc và quyết tâm bảo vệ bản sắc văn hoá của mình. Chính phủ Malaysia đã phát động trong toàn dân nhiều “tuần”, “tháng” sử dụng tiếng Malaysia. Và chính tinh thần “Bahasa - Jiwa bangsa” (Ngôn ngữ - linh hồn của dân tộc), “Bahasa kebangsaan - bahasa Perpaduan” (Ngôn ngữ quốc gia - Ngôn ngữ đoàn kết), “Cintalah bahasa kita” {Hãy yêu quý tiếng nói của chúng ta) - những khẩu hiệu thường được in ở tất cả các xuất bản phẩm ở Malaysia- đã khích lệ hàng triệu người dân Malaysia (vốn không thuộc tộc người Melayu) học và sử dụng bahasa Malaysia trong các hoạt động giao tiếp của mình. Những con số dưới đây về số người Hoa và người Ân ở M alaysia biết tiếng Melayu sẽ minh chứng cho nhận xét này [số liệu dẫn lại qua Đinh Nguyên Khuê, 1998].
Có đến 90% người Hoa nói rằng tiếng Melayu là ngôn ngữ họ muốn biết nhất vì đó là ngôn ngữ để họ có thể tiếp xúc trực tiếp với chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước như Hội đồng Thành phố, sở Nhà đát, các bệnh viện nhà nước, V.V.. Cuộc tổng điều tra dân số vào các năm 1970 và 1980 cho ta những con số thống kê về số người Hoa biết bahasa Melayu (B.M) như sau.
1970 1980
M alaysia bán đảo Người Hoa biết nói B.M 37% 73% Người Hoa biết đọc - viết B.M 24% 41% Bang Sabah Người Hoa biết đọc - viết B.M 14% 48%
Còn tại một nơi sinh sống của người Ấn Độ, đã có đến 98% số người
đươc hỏi đồng ý rằng con cái họ cần thông thạo tiếng Melayu - ngôn ngữ quốc gia. Đúng như một người Ân Độ đã nói khi nghe tin tiếng Melayu đươc công bố là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở Malaysia: “Tôi sung sướng khi nói rằng cộng đồng người An cũng như tất cả mọi người vui
mừng chào đón biện pháp này. Họ hạnh phúc vì họ được có cơ hội để học ngôn ngữ quốc gia và sử dụng nó”.
Và dưới đây là con số về số người Ấn biết tiếng Melayu.
1970 1980
Người An biết nói tiếng Melayu 5% 86%
Người An biết đọc - viết tiếng Melayu 35% 61%
Những số liệu trên đây cho thấy rõ về sức “lôi cuốn” của ngôn ngữ quốc gia đối với các cộng đồng ở Malaysia.
Đối với Indonesia, từ một ngôn ngữ lúc đầu chỉ được khoảng hơn một chục triệu người sử dụng, bahasa Indonesia đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp phổ biến giữa các cộng đồng khác nhau. Đặc biệt, được luật pháp bảo trợ, hình thức giao tiếp chính thức đã có Lãi th ế vượt trội hơn hẳn các ngôn ngữ khác. Bahasa Indonesia được sử dụng ở tất cả các loại công văn giấy tờ của nhà nước, ở mọi hoạt động giao tiếp chính thức: nó là ngôn ngữ của Nghị viện, của toà án, của các sắc lệnh và nghị quyết, của các thư từ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với các tổ chức các nhân, v.v.
Nếu như ở Malaysia, vai trò của tiếng Anh khá lớn, lớn đến mức một thời nó cũng được coi là ngôn ngữ chính thức và tồn tại song song với tiếng Melayu, thì ở Indonesia vai trò của tiếng Hà Lan và tiếng Anh có địa vị thấp hơn hẳn so với tiếng Melayu. Tiếng Hà Lan, một ngôn ngữ thực dân, chưa bao giờ được đông đảo nhân dân Indonesia chấp nhận. Trong thời thuộc địa, nó chỉ được các tầng lớp trên sử dụng. Sau khi Indonesia giành độc lập, ngôn ngữ này hầu như không còn vai trò đáng kể gì trong giao tiếp chính thức cũng như không chính thức. Còn tiếng Anh chỉ thực sự có mặt ở Indonesia vào những năm 60 cùng với sự xuất hiện của các thương gia, các nhà đầu tư nước ngoài. Tiếng Anh ở Indonesia chỉ phổ biến hạn chế ở các nhà kinh doanh, ở những người được đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và các công ti, văn phòng nước ngoài đóng tại Indonesia. Trong bối cảnh đó, bahasa Indonesia vẫn là ngôn ngữ trung gian được mọi người dân Indonesia thuộc các cộng đồng khác nhau sử dụng. N hư vậy là ngay ở hình thức giao tiếp không chính thức, tiếng Indonesia cũng vẩn giữ vai trò s ố I so với bất kì ngôn ngữ nào ở đất nước này. Cũng cần nói thêm rằng chính sự đơn giản về ngữ âm, ngữ pháp và chính tả đã là một trong những lí do thúc đẩy những người Indonesia không phải M elayu học và sử dụng bahasa Indonesia. Họ “có cảm tình” với ngon ngữ này thực sự. Nếu như các nhà hoạt động chính trị và công chức chính phủ là những người nói bahasa Indonesia khá tốt do được học hành bài bản, tử tế thì những người dân bình thường lại cũng dễ dàng sử dụng ngôn ngữ này ở dạng khẩu ngữ hoặc “chợ búa”. Trong dạng này,
thậm chí, người nói không sử dụng phụ tố trong giao tiếp mặc dù điều đó là sai văn phạm.
Bahasa Indonesia ngày nay đã thực sự trở thành phương tiện giao tiếp chung cho toàn xã hội bởi tất cả nhân dân đều hiểu rằng bahasa Indonesia chính là một phương tiện cần thiết để họ, dù thuộc tộc người nào, hoà nhập vào đời sống quốc gia. Bahasa Indonesia được coi là và thực sự đã là ngôn ngữ trung gian liên kết các dân tộc ở Indonesia thành một khối thống nhất.
Ở Brunei Darussalam, khác với ở Malaysia và Indonesia, việc phổ biến tiếng Melayu đơn giản hơn nhiều do cộng đồng Melayu ở đây, như đã nói, chiếm tỉ lệ áp đảo thực sự. Tiếng Melayu, giống như tiếng Việt ở Việt Nam, đương nhiên trở thành ngôn ngữ quốc gia và có vai trò vô cùng to lớn trong mọi hoạt động giao tiếp xã hội, chính thức cũng như không chính thức. Tiếng Anh, dù được khuyến khích đến bao nhiêu, vẫn là ngoại ngữ và giữ vai trò thứ yếu. Trong giao tiếp chính thức, tiếng Melayu ở Brunei là thứ tiếng “cao cấp”, được gọt giũa cẩn thận. Đó là thứ tiếng được sử dụng trong cung điện của Hoàng gia và các gia đình quý tộc, trong giao tiếp giữa Hoàng gia với các tổ chức xã hội, các quan lại địa phương, trong trao đổi thư từ, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, v.v. Còn ở hình thức không chính thức thì tiếng Melayu khẩu ngữ, tiếng Melayu “chợ búa” vẫn được sử dụng rất phổ biến ngoài xã hội trong các hoạt động buôn bán, giao dịch bằng miệng, trong giao tiếp hàng ngày giữa các cộng đồng, các tộc người đang sinh sống trên đất nước này. Sự lựa chọn tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội ở Brunei là hoàn toàn tự nhiên, xuất phát từ chính quyền lợi của mỗi người.
So với ba quốc gia vừa xét (tức Malaysia, Indonesia, Brunei) thì vai trò của tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội ở Singapore hạn chế hơn nhiều bởi ở đây cả bốn ngôn ngữ Anh, Melayu, Trung và Tam iLđều được coi là ngôn ngữ chính thức. Trên thực tế, những người trong cùng một cộng đồng thì giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của mình còn khi giao tiếp với cộng đồng khác) người ta có thể sử dụng không chỉ tiếng Melayu mà cả tiếng Anh. Tiếng Anh bám rễ vào đất nước này từ hàng trăm năm nay, hơn nữa nó lại được cộng đồng người Hoa (cộng đồng áp đảo ở Singapore) và cộng đồng người Ân ưa sử dụng hơn tiếng Melayu, do đó, phạm vi sử dụng của tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội khá hạn chế, cho dù nó được coi là ngôn ngữ quốc gia. Mặc dù cư dân ở các cộng đồng khác (tức các cộng đồng ngoài Melayu) có thể hiểu tiếng Melayu khi nghe người khác nói nhưng họ lại rất ít khi sử dụng. Theo thống kê của một nhà nghiên cứu nước ngoài, ở Singapore, có gần 22% người Hoa và 70% ngoại kiều từ Ân Độ tới nắm được khẩu ngữ Melayu [N.v Solseva,
1988].
Ở Singapore, tiếng Anh cũng được coi là ngôn ngữ hành chính. Điểu này, tất nhiên, cũng là một trong những lí do hạn chế ảnh hưởng của tiếng r^elayu.
Như vậy, ngày nay, trừ Singapore, ở ba quốc gia còn lại vai trò và vị thế của tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội được đề cao rõ rệt. Có thể nói, đại đa số những người không thuộc cộng đồng Melayu đều có ý thức học và cố gắng sử dụng được ngồn ngữ quốc gia bởi: 1) Việc sử dụng được ngôn ngữ quốc gia là một trong những điều kiện bắt buộc để được làm việc trong các cơ quan nhà nước, 2) Có nắm vững ngôn ngữ quốc gia mới thực hiện được việc giao tiếp giữa họ với các cơ quan nhà nước, và 3) Qua ngôn ngữ quốc gia sẽ tiếp thu được những kiến thức mới bởi ngôn ngữ quốc gia là ngôn ngữ giáo dục toàn dân, là ngôn ngữ văn học nghệ thuật và khoa học kĩ thuật.