Câu cầu khiến

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 45 - 54)

2. Vĩ tố nya

5.1Câu cầu khiến

Trong tiếng Melayu, những cách dưới đây được sử dụng để biểu thị ý cầu khiến.

1. Dùng nguyên động từ lớp 1 hoặc danh từ dùng như động từ lớp 1. Ví d ụ :

Pergi ! Đi \

Duduk di sini !

Hãy ngồi đây ỉ

Naik ! Masuk !

Lên ỉ Vào ỉ

Jalan !

Lên đường ỉ

(Bình thường jalan có nghĩa "con đường") 2. Bỏ tiền tố me- của các động từ lớp 2. Ví dụ: Jawab soalan-soalan saya !

Hãy trả lời các câu hỏi của tôi ỉ

Berus gigi setiap pagi !

Hãy đánh răng hàng sáng / Eja perkataan ini !

Hãy đánh vần từ này /

Hantar surat ini kepada Doktor Raduan !

3. Giữ nguyên hình thức của các động từ lớp 3. Berdiri di bawah pokok mangga !

H ãy đứng ở dưới gốc cây xoài ỉ

Berhenti di hadapan rumah saya !

H ãy dừng lại ở trước nhà tôi ỉ

Bermain di dalam rumah !

H ãy chơi ở trong nhà !

Berenang di sini !

Hãy bơi ở đây ỉ

4. Bỏ tiền tố me- của các động từ lớp 5. Ví dụ: Naikkan bendera !

H ãy kéo cờ lên ỉ

Bersihkan rumah tiap-tiap hari !

H ãy lau nhà hàng ngày / Besarkan gambar ini !

Hãy phóng to bức ảnh này ỉ

Terangkan mengapa awak tak membuat latihan!

Hãy giải thích vì sao anh không làm bài tập!

Tinggalkan kamus itu di atas meja saya ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H ãy đ ể quyển từ điển đó ở trên bàn của tôi ỉ

Về cách sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Melayu có mấy điểm đáng chú ý như sau.

- Để biểu thị thái độ lịch sự, người nói thường dùng thêm phụ tố -

ỉah. Phụ tố này được gắn vào đuôi động từ. Ví dụ: Awak duduklah di sini !

Mời anh ngồi đây ỉ

M asukkanlah barang-barang ini ke dalam rumah !

Xin dưa những thứ này vào trong nhà / Berhentilah di sini !

Sampaikanlah salam kami kepada mereka !

Xỉn chuyển lời chào của chúng tôi đến họ !

- Cách thứ hai để bày tỏ ý lịch sự là dùng các từ SilaTolong.

Hai từ này đều biểu thị ý nghĩa "Xin" (tương ứng với Please của tiếng Anh). Tuy nhiên ý nghĩa và cách dùng của chúng có khác nhau. Sila có nghĩa như "Xin mời" còn Tolong có nghĩa như "Xin giúp (tôi)" (Với mục đích là có lợi cho người nói). Ví dụ :

Sila duduk !

Xin mời ngồi ! (Mời khách) Và

Tolong duduk !

Xin ngồi xuống giúp ạ ! (để tôi có thể xem được)

Sila kembalikan kamus itu !

Xin hãy trả lại cuốn từ điển đó !

Tolong kembalikan kamus itu !

Xin trả giúp (tôi) cuốn từ điển đó! Sila buka muka surat 20!

Xin hãy mở trang 20!

Tolong bukakan tin ini !

Xin m ỏ giúp (tôi) cái hộp này !

- Để diễn đạt ý “rủ rê” cùng hành động, người nói thường mở đầu câu bằng các từ Mari, Ayo với nghĩa tương tự như “Nào” của tiếng Việt. Ví dụ:

Mari kita pergi sekarang!

N à o , chúng ta bây giờ đi nào!

Ayo kita bermain catur!

Nào, chúng ta chơi cờ nào!

- Muốn diễn đạt ý ngăn cấm, nghĩa là muốn ra lệnh hoặc khuyên một người nào đó không làm việc gì, người nói dùng từ Jangan với nghĩa như "Đừng", "Chớ" của tiếng Việt. Ví dụ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Jangan pergi !

Đừng đi /

Jangan balik selepas pukul 12 !

Đừng trở về sau 12 giờ !

Jangan berjalan kaki di jalan raya !

Chớ đi bộ trên đường cao tốc ỉ

Jangan datang ke sini petang ini !

Đừng đến đây chiều nay !

Jangan minum air yang belum masak !

Đừng uống nước lã ỉ

Qua các ví dụ nêu trên có thể dễ dàng thấy rằng sau các từ jangan,

silatolong động từ luôn luôn phải để ở dạng mệnh lệnh thức.

5.2 Câu hỏi

Trong tiếng Melayu có bốn cách tạo câu hỏi: dùng ngữ điệu, dùng hậu tố -kah, dùng từ để hỏi và dùng phép đảo.

5.2.1 Cũng như tiếng Việt, câu bình thường thường có ngữ điệu xuống. Ví dụ:

Dia pergi.

Chị ấy đi.

Orang itu kawan saya.

Người kia (là) bạn tôi.

Các câu trên có thể chuyển thành câu hỏi bằng cách chuyển ngữ điệu xuống thành ngữ điệu lên.

5.2.2 Một đặc điểm rất khác biệt của tiếng Melayu so với tiếng Việt là việc sử dụng hậu tố -kah để chuyển một câu bình thường thành câu hỏi.

Hậu tố này gắn vào từ nào thì thông tin hỏi s ẽ rơi vào chính từ ấy. Từ được hỏi, vì thế, được nêu bật hẳn lên bằng trọng âm lôgic.

Kamu membaca buku itu di perpustakaan pagi tadi. (Anh) (đọc) (sách) (đó) (ở) (thư viện) (sáng nay) Các câu hỏi có thể là:

Kamu membaca buku itu di perpustakaan pagi tadikah?

Anh đọc quyển sách ấy ở thư viện sáng nay phải không?

Kamu membaca buku itu di perpustakaankah pagi tadi?

Anh đọc quyển sách đó ở thư viện sáng nay phải không?

Kamu membaca buku itukah di perpustakaan pagi tadi?

Anh đọc quyển sách đó ở thư viện sáng nay phải không?

Về nguyên tắc, hậu tố -kah có thể gắn vào bất cứ từ nào trong câu. Tuy nhiên trong sử dụng ngôn ngữ, cũng có một vài trường hợp người Melayu hạn chế sự hoạt động của nó, chẳng hạn, nó chỉ gắn vào động từ nội động chứ không vào động từ ngoại động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.3 Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Melayu có một loạt từ để hỏi, ví dụ: mana (đâu), di mana (ở đâu), bila (khi nào), kenapa,

mengapa (vì sao), bagaimana (như thế nào), siapa (ai), apa (cái gì), yang mana (cái nào). Khác với tiếng Việt, các từ mana, di mana, bagaimana, bila (khi bila hỏi về quá khứ) thường đứng ở đầu câu (chứ không ở cuối câu như tiếng Việt). Ví dụ:

Di mana dia makan nasi?

(ở đâu) (nó) (ăn) (cơm) - Nó ăn cơm ở đâu?

Bagaimana saudara datang ke Penang?

(như thế nào) (anh) ( đi đến) - Anh đến Penang bảng gì?

Bagaimana dengan isteri saudara?

(như thế nào) (với) (vợ) (anh) - Vợ anh th ế nào?

Bila saudari sudah datang ke sini?

(bao giờ) (chị) (đã) (đến) (đây) - Chị đến đây bao giờ?

Các từ siapa (ai) {với vai trò bổ ngữ), apa (cái gì) {với vai trò bổ ngữ Ị, yang mana (cái nào) có thể đứng ở cuối câu (như tiếng Việt) và cũng có thể đứng ở đầu câu (khác tiếng Việt). Ví dụ:

Dia memukul siapa? = Siapa dia memukul? (nó) (đánh) (ai) (ai) (nó) (đánh) Saudari membuat apa? = Apa saudari buat? (chị) (làm) (gi) (gì) (chị) (làm)

Dia mengambil yang mana? = Yang mana dia ambil? (nó) (lấy) (cái nào) (cái nào) (nó) (lấy)

Tuy nhiên khi đứng ở đầu câu, sau từ để hỏi, người ta thường thêm từ yang vào. Ví dụ:

Siapa yang dia memukul?

(ai) (mà) (nó) (đánh) -> Nó đánh ai? Apa yang saudari buat?

(gì) (mà) (chị) (làm) -> Chị làm gì?

Tất nhiên khi các từ để hỏi không phải là bổ ngữ mà là chủ ngữ thì chúng vẫn đứng ở đầu câu một cách bình thường. Ví dụ:

Siapa membuat?

A i làm?

Apa ini?

Cái gì đây?

Từ để hỏi berapa (mấy, bao nhiêu) đứng trước danh từ và thường đứng ở đầu câu. Ví dụ:

Berapa biji dia ambil?

(bao nhiêu) (hạt, củ) (nó) (lấy) - Nó lấy bao nhiêu củ?

Một trường hợp đặc biệt là cách hỏi giờ với cấu trúc : jam berapa?

Mấy gicP. Ví dụ:

Jam berapa anda menidurkan anak kecil? Chị ru cháu bé ngủ lúc mấy giờ?

5.2.4 Về câu hỏi có / không, tiếng Melayu có hai từ: Adakah (hoặc

Apakah trong tiếng Indonesia) và từ bukan. Hai từ này phân bố ở hai vị trí khác nhau: Adakah ở đầu câu còn bukan ở cuối câu. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kamư belajar bahasa Vietnam, bukan? Anh học tiếng Việt phải không?

Adakah dia sudatĩ bangun?

(Phải không) (nó) (đã) (dậy) - Nó đ ã dậy rồi à?

Tiếng Melayu, cũng như tiếng Việt, có cách nói chủ động và cách nói bị động. Tuy nhiên, trong tiếng Melayu, cách nói bị động được sử dụng phổ biến hom trong tiếng Việt rất nhiều. Ví dụ :

Kucing menangkap tikus. (chủ động)

M èo bắt chuột.

Tikus ditangkap kucing. (bị động)

Chuột bị mèo bắt.

Saya membuka pintu itu untuknya.

Tôi mở cửa cho nó.

Pintu itu dibuka saya untuknya.

Cửa đó được tôi mở cho nó.

Trong tiếng Melayu có những cách cấu tạo câu bị động như sau.

- Thêm tiền tố di- vào trước cấc động từ lớp 7. Với các động từ thuộc các lớp khác thì bỏ tiền tố trước khi thêm tiền tố di-. Ví dụ:

Pencuri memasuki rumah saya.

K ẻ cắp đột nhập nhà tôi. Rumah saya dimasuki pencuri.

Nhà tôi bị kẻ cắp đột nhập.

Kucing makan ikan.

Mèo ăn cá.

Ikan dimakan kucing.

Cá bị mèo ăn.

Anjing menggigit budak itu.

Chó cắn cậu bé ấy.

Budak itu di gi git anjing.

Cậu bé ấy bi chó cắn.

Anak saya memotong roti itu.

Con tôi cắt cái bánh mì.

Roti itu cỉipotong oleh anak saya.

Cái bánh mì bị cắt bởi con tôi.

Tuhan menolong dia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thượng Đ ế giúp cô ấy.

Dia ditolong Tuhan.

Trong trường hợp chủ thể hành động có xuất hiện, người ta có thể thêm từ oleh (bởi) vào trước đại từ hoặc danh từ chủ thể. Ví dụ :

Anak-anak saya digigit oleh nyamuk. [ Các con tôi bị đốt bởi muỗi]

Các con tôi bị muỗi đốt.

Saya dijemput pergi ke kelab oleh dia. [ Tôi được mời đi câu lạc bộ bởi chị ấy]

Tôi được chị ấy mời đi câu lạc bộ.

Budak jahat itu dipukuỉ oleh ibunya. [ Cậu bé hư đó bị đánh bởi mẹ]

Cậu bé hư đó bị mẹ đánh.

- Thêm các tiền tố ter- và b e r -. Ví dụ : Kamus awak terletak di atas meja.

Quyển từ điển của anh đã được đặt ở trên bàn.

Baju itu sudah berjahit. Cái áo đã được may.

Pencuri itu tertangkap semalam.

Tên ăn cắp đó đã bị bắt hôm qua.

Latihan nombor 4 terbuat. Bài tập s ố 4 đã được làm xong.

Trong câu bị động, như qua một số ví dụ trên, chủ thể thực hiện hành động có thể không xuất hiện.

- Cách thứ ba để cấu tạo câu bị động là thêm từ kena (với nghĩa "bị") vào trước động từ. Cần chú ý rằng khi sử dụng từ này, phụ tố đứng trước động từ cũng phải loại bỏ. Ví dụ :

Dia kena denda.

N ó bị phạt vi cảnh.

Dia kena tipu.

Cô ấy bị lừa.

Bandaraya Hanoi ke nơ bom pada tahun 1972.

Jam saya kena curi semalam.

Đồng hồ của tôi bị mất cắp hôm qua.

Siapa kena pukul?

Ai bị đánh?

Trong tiếng Việt, một câu như “Sách này tôi đọc” không được coi là câu bị động. Trong tiếng Melayu, các câu như:

Roti itu Ali potong

Bánh mì Ali cắt.

Buku ini saya baca. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sách này tôi đọc.

được coi là câu bị động mờ (Passive semu). Trong những câu như thế, người ta không thêm tiền tố di- vào trước động từ.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 45 - 54)