Về quy luật biến đổi ngữ âm của các phụ tố tiếng Melayu

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 37 - 39)

2. Vĩ tố nya

3.2.4.5 Về quy luật biến đổi ngữ âm của các phụ tố tiếng Melayu

Một số phụ tố tiếng Melayu khi chắp dính vào thân từ không giữ nguyên mà biến đổi ít nhiều. Các sách dạy tiếng Melayu thường chỉ liệt kê các biến thể của một phụ tố rồi nêu cụ thể từng biến thể ấy đi với những âm vị nào chứ chưa nêu ra được các quy luật biến đổi. Thực ra mọi sự biến đổi phụ tố trong ngôn ngữ này đều tuân theo một quy luật ngữ âm vốn thống trị trong nhiều ngôn ngữ thế giới: quy luật đồng hoá.

Trước hết, một điều rất dễ nhận thấy là sự biến đổi phụ tố trong tiếng Melaỵu chỉ xảy ra với tiền tô\ không có ở trung tố và hậu tố. Điều này có nghĩa là trong tiếng Melayu chỉ có đồng hoá ngược, không có đồng hoá xuôi như một số ngôn ngữ khác. Một cách cụ thể, có thể nói, tiền tố phải biến đổi để phù hợp với âm đi sau nó. Và sự biến đổi này hoàn toàn tuân theo quy luật về vị trí cấu âm và về thanh tính. Có thể thấy rõ về những nhận định trên của chúng tôi qua việc khảo sát sự biến đổi của hai tiền tố tiêu biểu trong tiếng Melayu: tiền tố M e- (đại diện cho loại tiền tố cấu tạo động từ) và tiền tố Pe- (đại diện cho loại tiền tố cấu tạo danh từ).

Nếu quy loại, Me- và Pe- có các biến thể giống nhau như sau:

a) Meng- Peng-

b) Mem- Pem-

c) Men- Pen-

3.2.4.5.1 Trước hết xin nói về dạng tiêu thể: Me- và Pe-

Me- và Pe- đi trước các phụ âm mũi m, n, ng, ny (nh), các âm nước 1, r và các bán nguyên âm w, y. Điều này có nghĩa là Me-, Pe- (vốn là âm tiết mở) kết hợp với tất cả các âm vang, hữu thanh. Một vài ví dụ:

memasak (nấu) pemasak (người đầu bếp) menyanyi (hát) penyanyi (ca sĩ)

menanti (chờ, đợi) penanti (người tiếp khách) melanggar (vi phạm) pelanggar (người phạm pháp) mevvariskan (di huấn lại) pewaris (người di chúc lại)

3.2.4.5.2 Các tiền tố Me-, Pe- khi kết hợp với các phụ âm gốc lưỡi g, h, k, q chuyển thành âm tiết cũng chứa yếu tố gốc lưỡi, cụ thể là thành Meng-, Peng- (ng là âm gốc lưỡi). Riêng với phụ âm vô thanh k, khi kết hợp với tiền tố thì biến mất hay, nói cách khác, khi đi với Me-, Pe- thì k chuyển thành âm hữu thanh tương ứng là ng. Ví dụ:

mengganti (thay, đổi) pengganti (người thay thế, vật thay thế) menghapus (lau, chùi) penghapus (khăn lau)

kejar > mengejar (đuổi theo), pengejaran (sự đuổi theo) mengqasar (cầu nguyện)

3.2.4.5.3 Các tiền tố Me-, Pe- khi kết hợp với các phụ âm môi b, p, V, f chuyển thành âm tiết cũng chứa âm môi, tức là thành Mem-, Pem- (m là âm môi). Ở đây, hai âm môi vô thanh p, f biến mất khi kết hợp với Mem-, Pem-; Nói cách khác, p, f > m. Ví dụ:

membaca (đọc) pembaca (độc giả) memveto (phủ quyết)

potong > memotong (chặt, cắt), pemotong (người mổ, cái để cắt) fikir > memikir (nghĩ)

3.2.4.5.4 Khi kết hợp với các âm đầu lưỡi c, j, d, t, z, các phụ tố Me-, Pe- chuyển thành những âm tiết cũng chứa âm đầu lưỡi, tức là thành Men-, Pen- (n là âm đầu lưỡi). Trong trường hợp này, phụ âm đầu lưỡi vô thanh t biến mất khi đi với tiền tố; hay nói cách khác, t > n. Ví dụ:

mencari (tìm, kiếm) pencari (người tìm kiếm) menjawat (cầm, nhận) penjawat (người giữ chức vụ) mendagang (gánh) pendagang (đòn gánh)

menziarah (thăm viếng) penziarah (người thăm mộ) tangkap > menangkap (bắt), penangkap (người bắt)

Như vậy có thể nói rằng quy luật biến đổi các tiền tố trong tiếng Melayu là quy luật đồng hoá theo vị trí cấu âm (môi, đầu lưỡi, gốc lưỡi). Ngoài ra, xu hướng biến đổi chung là phát triển thanh tính, tức là âm vô thanh thường chuyển thành âm hữu thanh tương ứng: k > ng; p, f > m; t >

4. ĐOẢN NGỮ

4.1 Danh ngữ

Trong một danh ngữ, chẳng hạn, tiga buah rumah yang baru itu (ba ngôi nhà mà mới ấy), danh từ rumah (nhà) là trung tâm danh ngữ. Các thành phần ở phía trước và phía sau đều là những thành phần phụ.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Melayu một số vấn đề về ngôn ngữ tt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)