2. Vĩ tố nya
4.1.2 Các thành phần phụ sau danh từ trung tâm
- Trong tiếng Melayu, sau danh từ trung tâm thường có một từ nối khá đặc biệt với nghĩa tạm coi là gần như từ “m à” của tiếng Việt song tần
số và phạm vi sử dụng thì lớn hơn nhiều, đó là từ yang. Từ này thường: 4- Đi trước từ chỉ số thứ tự. Ví dụ:
anak yang kedua con (mà) thứ hai
orang yang keseratus người (mà) thứ một trảm
tahun yang pertama năm (mà) thứ nhất
+ Đi trước tính từ phụ nghĩa cho danh từ trung tâm. Ví dụ: rumah yang baru ini
gadis yang cantik itu buku yang mahal itu
ngôi nhà (mà) mới này cô gái (mà) xinh đẹp ấy quyển sách (mà) đắt ấy
+ Đi trước mệnh đề hoặc câu giữ vai trò định ngữ giải thích cho danh từ trung tâm. Ví dụ:
pelukis yang saya berjumpa semalam
người hoạ s ĩ (mà) tôi gặp hôm qua
kereta yang bapa saya sedang mencari
chiếc xe hơi (mà) b ố tôi đang tìm
- Sau danh từ trung tâm có thể có đại từ sở hữu. Ví dụ: rumah saya nhà tôi
anak-anak kita các con chủng ta
buku dia sách của chị ấy
kereta bapa saya xe hơi của b ố tôi
- Đứng ở vị trí cuối cùng của danh ngữ là đại từ xác định như ì ni
(này), itu (ấy, đấy), sana (đấy, kia), v.v. tiga buah buku yang cantik itu
ba quyển sách (mà) đẹp ấy
gadis ini
cô gái này
Trong danh ngữ Melayu, khi đồng thời có mặt cả tính từ lẫn đại từ sở hữu ở sau danh từ trung tâm thì tính từ đứng trước đại từ sở hữu nếu từ nối yang không có mặt. Ví dụ:
rumah baru saya
ngôi nhà mới của tôi
penuntut-penuntut muda kita
các sinh viên trẻ của chúng ta
Trong trường hợp có từ nối yang thì đại từ sở hữu thường đứng trước. Khi đó hai ví dụ trên sẽ là: rumah saya ỵang baru và penimtut- pem intut kỉta yang muda.
4.2 Động ngữ
Cũng như danh ngữ, các thành phần phụ đi với từ trung tâm có thể phân bố ở cả phía trước lẫn phía sau động từ trung tâm. Trong tiếng Melayu, phần lớn các thành phần phụ trong động ngữ phân bố ở phía trước động từ trung tâm đều mang ý nghĩa thiên về ngữ pháp. Trái lại, những thành tố phụ có ý nghĩa từ vựng chân thực thì nói chung đều đứng liền sau động từ trung tam.