Trong kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tuyên truyền pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

cho các đối tượng có tiền án, tiền sự tập trung cải tạo tại các trung tâm giáo dục lao động và trung tâm xúc tiến việc làm.

Về đấu tranh chống tội phạm, tham nhũng, buôn lậu. Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế của cả nước nên việc đấu tranh chống các loại tội phạm về kinh tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đấu tranh phòng chống tội phạm này, Hà Nội đã vận động, giáo dục nhân dân phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh, truy bắt có hiệu quả nhiều vụ buôn lậu lớn. Tham nhũng cũng là nhóm tội được giáo dục tuyên truyền sâu rộng để cán bộ và nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống.

Ba là, tuyên truyền giáo dục thông qua hình thức tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào các văn bản pháp luật. Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để cán bộ, nhân dân tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật dự thảo như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình...

2.2.2.2. Trong kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tuyên truyền pháp luật pháp luật

Quán triệt Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ về công tác phổ biến pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết

định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007.

Ngay từ năm 1998, thành phố Hà Nội đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm 8 ban: Ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan nhà nước; ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan Đảng; Ban phối hợp hoạt động trong các đoàn thể và nhân dân; Ban phối hợp hoạt động trong các doanh nghiệp; Ban phối hợp hoạt động trong các trương học; Bna phối hợp hoạt động trong lực lượng vũ trang; Ban phối hợp hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng và ban thư ký Hội đồng.

Hiện nay, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố có 18 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên trong Hội đồng bao gồm lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan đến công tác phổ biến pháp luật như: Khối Nội chính, Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực, các thành viên Hội đồng đồng thời là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nên việc triển khai công tác tại các cơ quan, đơn vị có nhiều thuận lợi. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố duy trì họp định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm để đánh giá kết quả, bàn phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật và đề xuất khen thưởng cá nhân có thành tích trong công tác.

Ngoài các thành viên trong Hội đồng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã thành lập một đội ngũ báo cáo viên pháp luật gồm các luật gia đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh.

Tất cả các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn của Hà Nội đều thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiếm nhiệm chức danh Chủ tịch, cơ quan Tư pháp làm thường trực Hội đồng.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)