TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - PHƢƠNG HƢỚNG
VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
3.1. CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
Phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, những văn kiện quan trọng của Đảng đều đề cập đến vấn đề này.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vừa qua, đã vạch ra phương hướng xây dựng đất nước cho những năm đầu thế kỷ XXI. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội Đảng đề cập là:
Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của thị trường. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển. Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật [20, tr. 26-27]. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, trước hết phải xây dựng Nhà nước ta thành một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội phải:
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế. Hoàn thiện những qui định về bầu cử, về tiêu chuẩn, cơ cấu các đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở phát huy dân chủ. Thực hiện tốt qui chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân [18, tr. 49].
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X về xây dựng "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, có kiến thức về nhà nước pháp luật để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo tinh thần mới mà Đại hội Đảng đề ra.
Gần đây nhất, Chính phủ đã thông qua một số đề án về hoạt động phổ biến pháp luật theo vùng và theo đối tượng như: Quyết định số 72/2009/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012".
Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Chính phủ. Đề án được phê duyệt nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố đội ngũ làm công tác này; thực hiện có hiệu quả việc phối hợp giữa các cơ quan làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Đề án được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn I từ năm 2009-2010 và giai đoạn II từ 2010 đến hết năm 2012). Nguồn kinh phí thực hiện Đề án là 75,298 tỷ đồng. Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm nay đến năm 2012. Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2012, 95% người sử dụng lao động và 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
Qua các văn kiện nói trên của các Đại hội Đảng vừa qua cho thấy: Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, nắm vững pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi; quần chúng nhân dân có hiểu biết về pháp luật để tự giác chấp hành pháp luật.