nghiệm trong hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Nguyên nhân ưu điểm
- Nguyên nhân có tính quyết định để hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được kết quả và ưu điểm nới trên trước hết là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Những năm qua, hàng năm Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch phổ biến pháp luật rất sâu sát và cụ thể. Nhờ vậy, hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố được thực hiện một cách chủ động.
- Phần lớn quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của bản thân để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong thời kỳ đổi mới. Trình độ học vấn của quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là khá cao so với toàn quốc nên rất thuận lợi cho công tác phổ biến pháp luật.
- Sau khi có quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007, hoạt động phổ biến pháp luật được sự chỉ đạo chặt chẽ, có hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động phổ biến pháp luật được mở rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Chủ thể tham gia phổ biến pháp luật cho đối tượng này được tăng cường và được phân công cụ thể. Kinh phí hoạt động dùng cho phổ biến pháp luật được Bộ Tài chính mở thêm mục "thông tin
tuyên truyền liên lạc "và tiểu mục mới là" chi tuyên truyền phổ biến pháp luật". Ngoài khoản kinh phí của Trung ương, hàng năm Thành phố dành một khoản ngân sách nhất định nhằm tạo động lực cho hoạt động phổ biến pháp luật.
* Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm
- Ở một số sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn, vì vậy, chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động phổ biến pháp luật.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến pháp luật (chủ thể phổ biến pháp luật) ở thành phố Hà Nội còn mỏng, vừa thiếu, vừa yếu. Rất nhiều "luật gia" ở Hà Nội được "đào tạo tại chức" nên không có điều kiện nghiên cứu sâu, rộng, dẫn đến chất lượng phổ biến pháp luật cho đối tượng (khách thể) hạn chế. Vị trí công tác của các "luật gia" thường không theo yêu cầu chuyên môn, vì vậy, khó phát huy kiến thức đã học. Số cán bộ, công chức chuyên trách như giảng viên Khoa Nhà nước - pháp luật - Trường Chính trị tỉnh, cán bộ, công chức Phòng Văn bản tuyên truyền - Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố còn thiếu, chất lượng chưa cao.
- Nguồn tài liệu cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến pháp luật cũng như cho quần chúng nhân dân tự nghiên cứu nâng cao nhận thức về pháp luật còn rất hạn chế, chủ yếu là văn bản pháp luật, chưa có nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng.
- Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Hàng năm ở nước ta có đến hàng chục đạo luật mới và hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật dưới luật được ban hành nên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thể đáp ứng kịp thời cho quần chúng nhân dân.
- Một nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội là tất cả mọi việc đều phó thác cho các cơ quan chức năng (mà cụ thể là Sở Tư pháp) lo liệu, mặc dù Nghị quyết 61/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/12, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ của toàn
bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng như quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007 đã yêu cầu: Công tác phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành.
* Những bài học kinh nghiệm
Thông qua hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, nhất là từ tổng kết 5 năm thực hiện chương trình công tác phổ biến giáo dục pháp luật có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền: Ở nơi nào có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho hoạt động phổ biến pháp luật thì ở đó tình trạng khiếu nại, tố cáo được hạn chế đến mức thấp nhất, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định.
Thứ hai, Hoạt động phổ biến pháp luật là hoạt động phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể với vai trò nòng cốt là ngành Tư pháp. Do đó, muốn cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả cao thì phải có cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, qua đó có hình thức khen thưởng những đơn vị đạt thành tích và có biện pháp chấn chỉnh đối với những đơn vị, địa phương không quan tâm triển khai hoạt động theo kế hoạch.
Thứ ba, Hoạt động phổ biến pháp luật là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chính trị, tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, hoạt động cần phải được phối hợp rất chặt chẽ với các mặt công tác khác trong hệ thống tuyên giáo của Đảng và đó là tiền đề để xây dựng hệ thống báo cáo viên, huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phổ biến pháp luật.
Thứ tư, Chủ thể làm công tác phổ biến pháp luật phải có trình độ pháp lý, có lòng nhiệt tình, phải luôn sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng từ cơ sở, nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Trên cơ sở đó hướng dẫn, phổ biến pháp luật cho nhân dân đúng với nhu cầu của nhân dân.
Chương 3