Trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51)

Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta đòi hỏi Nhà nước được tổ chức và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật thì mới có thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, thực chất là xây dựng và đổi mới từng bước, nhằm hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dân chủ thực sự bao giờ cũng gắn với pháp luật, nhà nước quản lý bằng pháp luật đặt mình dưới pháp luật - nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một Nhà nước như vậy - "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", "công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân" [18, tr. 48]. Để xây dựng được một Nhà nước như trên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền phổ biến pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hoạt động phổ biến pháp luật trong nhà nước pháp quyền có vai trò quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục công dân.

Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, từ nhận thức về vai trò của hoạt động phổ biến pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề phổ biến pháp luật. theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 315/CT-HĐBT ngày 07/12/1982, với nội dung xác định rõ: "Các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc phổ biến pháp luật vào các trường học, cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trong pháp luật". Đến đầu những năm 1990, hoạt động phổ biến pháp luật đã trở thành bức thiết trong đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã chỉ rõ: "Xây dựng, ban

hành và tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, thường xuyên phổ biến pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật" [16, tr. 91-92]. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 274/CT-HĐBT ngày 25/7/1992 "về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến pháp luật và một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật". Có thể nói, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, hoạt động phổ biến pháp luật được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quan trọng trong công tác phổ biến pháp luật đã được ban hành; đặc biệt là Quyết định 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến phổ biến pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến phổ biến pháp luật" và Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc tăng cường công tác phổ biến phổ biến pháp luật trong giai đoạn hiện nay".

Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư, Năm 2003, Chính phủ đề ra chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ).

Quán triệt Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ về công tác phổ biến pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007.

Để lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt hoạt động phổ biến pháp luật, thành phố Hà Nội đã xác định rõ ba mục tiêu sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống xã hội.

- Tổ chức biên soạn, in ấn phát hành đề cương tuyên truyền các văn bản luật đến các ngành, các địa phương làm tài liệu để những đơn vị này nhân ra diện rộng.

- Tổ chức khảo sát nắm tình hình về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhu cầu hiểu biết, khả năng nhận thức về pháp luật trong cán bộ và nhân dân để trên cơ sở đó xác định phương pháp và hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng.

Từ mục tiêu nêu trên, hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được triển khai mạnh mẽ và đạt được một số kết quả sau đây:

* Trong công tác chỉ đạo, thực hiện

+ Thành phố đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt các Chương trình công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương và Hà Nội về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

+ Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố, chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố bám sát Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương, nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố để kịp thời triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm.

+ Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật của đơn vị mình với hình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng có chiều sâu và hiệu quả.

+ Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác Phổ biến giáo dục pháp luật theo chuyên đề phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII với các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phục vụ bầu cử; in và phát hàng vạn cuốn sách, tờ gấp hỏi - đáp pháp luật về bầu cử

tới cán bộ, công chức và từng hộ dân trên địa bàn thành phố, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử (Hà Nội đạt tỷ lệ cử tri đi bầu 99,8%).

+ Thực hiện kế hoạch số 568/TP-PBGDPL ngày 6/4/2004 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch số 70/KH-UB ngày 28/10/2004 về tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi thành phố Hà Nội năm 2000 - 2005 nhằm giúp các hòa giải viên trên địa bàn thành phố học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ hòa giải, tạo phong trào giúp cho các hòa giải viên thực hiện tốt công tác của mình tại cơ sở.

+ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị và kế hoạch tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Cư trú, Luật Quản lý thuế…

* Về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Đội ngũ này thông qua hoạt động của mình cần phải đạt được các mục tiêu sau:

Một là, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn bám sát những định hướng của trung ương, đồng thời gắn liền việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong từng thời điểm, tùy theo đối tượng mà chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục thích hợp. Công tác phổ biến pháp luật ở Hà Nội luôn bám sát tình hình ban hành pháp luật hàng năm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật vào đời sống xã hội. Các đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự v.v... được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Một số pháp lệnh và nghị

định quan trọng cũng được tuyên truyền phổ biến kịp thời như: Pháp lệnh về Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích, Pháp lệnh Thuế tài nguyên, Pháp lệnh về Phòng chống bão lụt; Nghị định 36/CP "Về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị", Nghị định 49/CP "Về xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị", Nghị định 87/CP và 88/CP trên lĩnh vực văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội...

Hai là, tuyên truyền, giáo dục chống phạm pháp - tội phạm

Về chống phạm pháp, xây dựng mạng lưới hòa giải ở cơ sở nhằm kịp

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)