Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng về pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83)

chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật là phương thức phổ biến kiến thức pháp luật, đầy đủ, có hệ thống và chính xác nhất trong tất cả các loại kênh tìm hiểu pháp luật. Ở kênh này, kiến thức pháp luật được truyền đạt từ các nguyên lý cơ bản của pháp luật, những quy định chung đến ngành luật, các chế định và quy định cụ thể của pháp luật.

Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật có vai trò ngày càng quan trọng. Nhu cầu pháp luật trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng thì đội ngũ những người tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật phải được đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật ngày càng đông, yêu cầu về kiến thức pháp luật ngày càng cao và thực hiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức cho các chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác, vì thế hàng năm, tư pháp các cấp cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật có thể tổ chức định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần, hoặc tổ chức theo chuyên đề để cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật mới vừa được thông qua, các văn bản pháp luật này liên quan chặt chẽ đến đời sống nhân dân địa phương. Nội dung tập huấn nên xây dựng mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với đặc thù công tác hòa giải ở địa phương. Có thể tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải và phổ biến, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động ở cơ sở hoặc giới thiệu các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động phổ biến pháp luật ở cơ sở.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chúng tôi cần:

Một là, các cơ quan chức năng phải làm tốt công tác qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức. Công tác này không thực hiện tốt nếu thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành với cơ quan chức năng mà quan trọng nhất là Ban Tổ chức Thành ủy và Ban Tổ chức chính quyền thành phố. Ở quận, huyện, thị xã phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức quận, huyện, thị ủy và Ban Tổ chức - Lao động - Thương binh xã hội quận, huyện, thị xã.

Thực hiện tốt công tác qui hoạch đào tạo cán bộ, công chức, sẽ chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật nói riêng.

Để đáp ứng được yêu cầu nói trên, thành phố cần có sự điều chỉnh sắp xếp lại theo qui hoạch, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Mặt khác cần đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật; thi tuyển, thi nâng ngạch cán bộ, công chức đi dần vào nề nếp.

Xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu, gắn qui hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức, thiếu loại trình độ nào

thì đào tạo, bồi dưỡng loại chương trình đó, cần đảm bảo chất lượng không chạy theo số lượng nhằm mục đích "chuẩn hóa" về mặt hình thức cho cán bộ, công chức.

Một nội dung quan trọng trong công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật là xây dựng phương án tạo nguồn. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng loại cán bộ mà chuẩn bị đội ngũ dự nguồn. Tránh tình trạng, bầu cử hoặc bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.

Làm tốt công tác qui hoạch, gắn công tác qui hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật là việc làm cần thiết trong công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Hai là, cần củng cố, xây dựng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

Nói đến công tác đào tạo thì cơ sở đào tạo có vai trò quan trong. Trong phạm vi luận văn này, chủ yếu đề cập đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật thuộc thành phố Hà Nội.

Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước; ở thành phố có trường Đảng Lê Hồng Phong. Đây là cơ sở duy nhất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ở cấp quận, huyện, thị xã đều có các Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì chất lượng và hiệu quả chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đề ra về đào tạo, bồi dưỡng chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật.

Ba là, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật trước hết cần xây dựng đội ngũ giảng viên pháp luật đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở trường Chính trị Lê

Hồng Phong, khoa Nhà nước - pháp luật phải củng cố và tăng cường cả số lượng và chất lượng. Giảng viên phải có trình độ cao, yêu nghề với tỉ lệ từ 50% có trình độ cao học trở lên về Hành chính và Luật. Ở các trung tâm chính trị quận, huyện, thị xã ít nhất phải có 01 giảng viên chuyên trách có trình độ cử nhân Luật.

Việc thiếu về số lượng, thấp về chất lượng của đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trên địa bàn thành phố thời gian qua đã làm cho công tác phổ biến pháp luật trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến pháp luật còn nhiều hạn chế.

Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố.

Về nội dung: Trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng trùng lắp, lạc hậu nội dung trong các giáo trình Nhà nước - pháp luật. Hàng năm cơ quan phát hành giáo trình cần phát hành các tài liệu sửa đổi bổ sung, cập nhật các văn bản mới cho các cơ sở đào tạo về pháp luật. Trong trường hợp chưa có giáo trình mới và các tài liệu bổ sung thì các cơ sở đào tạo pháp luật trong tỉnh tùy đối tượng mà cập nhật các văn bản mới một cách hợp lý.

Về hình thức: Cán bộ, công chức là những người đương chức, việc đào tạo, bồi dưỡng phải được vận dụng linh hoạt, tùy theo đối tượng, tùy theo chương trình mà cơ sở đào tạo chọn hình thức đào tạo hay bồi dưỡng; tập trung hay tại chức; đào tạo tại trường hay tại huyện; đào tạo cho một huyện hay liên huyện (theo cụm)... Theo tôi, các hình thức nêu trên đều được sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Cần lưu ý, không vì "tiện", "lợi" mà lạm dụng, nhất là hình thức đào tạo tại chức (hiện nay ở Hà Nội cán bộ có trình độ cử nhân và trung cấp tại chức luật khá nhiều). Nên chăng từ nay trở đi chỉ đào tạo cử nhân tại chức luật và cử nhân chính cho những cán bộ, công chức đã có bằng thứ nhất đại học chính quy.

Thực hiện được như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Mặt khác, chống được hiện tượng tiêu cực "chạy bằng" của một số cán bộ, công chức "thiếu bằng".

Đổi mới phương thức giảng dạy và học tập cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Lâu nay dạy và học ở các cơ sở đào tạo nói chung, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật nói riêng thường là theo phương pháp truyền thống: Thầy giảng trò nghe và ghi chép hoặc Thầy giảng trò nghe và ghi nhớ. Để nâng cao chất lượng đào tạo pháp luật, cần đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp tốt nhất là "Thầy trò cùng tham gia", gắn lý luận và thực tiễn, nêu tình huống và xử lý tình huống (nêu những sự kiện pháp lý cụ thể trong đời sống pháp luật, những căn cứ pháp lý hiện hành và áp dụng pháp luật để xử lý...). Các lớp mà trình độ càng thấp thì nội dung thực hành càng nhiều.

Năm là, cần bổ sung vào chương trình những nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực cho từng đối tượng cán bộ, công chức: cán bộ, công chức là người đi học để làm việc, vận dụng kiến thức đã học vào ngay trong thực thi công vụ. Vì vậy, trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài phần chung theo yêu cầu của chương trình cần bổ sung những nội dung cần thiết cho yêu cầu công tác và đời sống của đối tượng được đào tạo hay bồi dưỡng.

Cụ thể là đối với đối tượng đào tạo là đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cần chú trọng nội dung đào tạo hướng về các kiến thức của từng ngành luật cụ thể, những ngành luật liên quan nhiều đến đời sống của nhân dân.

Trong quá trình đào tạo, cần chú ý trang bị cho đối tượng này kỹ năng giao tiếp, nhất là kỹ năng phổ biến, giải thích pháp luật đến đa dạng các loại đối tượng. Điều này cần được quan tâm do công nghệ thông tin hiện nay phát triển mạnh mẽ, thông tin hết sức đa dạng nên nếu thiếu kỹ năng giao tiếp sẽ dễ dẫn đến nhàm chán, một chiều và không đem lại hiệu quả cao!

Trong nội dung đào tạo cũng cần chú trọng đến các kỹ năng của xã hội học, nhất là kỹ năng khảo sát thông qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua phiếu điều tra để từ đó nắm bắt đúng tâm lý đối tượng, nhu cầu của đối tượng để tìm ra phương pháp phổ biến thích hợp cũng như kịp thời phản hồi lên cấp có thẩm quyền để bổ sung, sửa đổi chính sách cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế. Theo chúng tôi nên kết hợp với mô hình "Cộng tác viên dư luận xã hội" để nắm bắt nhu cầu và gắn với nội dung đào tạo cán bộ tuyên truyền pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Sáu là, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo: trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu cho cán bộ, công chức của thành phố nên cần tăng cường cơ sở vật chất tốt hơn để trường thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho chủ thể thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật nói riêng. Đối với các trung tâm chính trị quận, huyện, thị xã, vấn đề cấp bách hiện nay là cơ sở mặt bằng để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức. Về lâu dài cần nâng cấp mọi mặt để đủ điều kiện phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập của trung tâm

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)